1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

400 năm ngày mất vị chúa Nguyễn đầu tiên có công mở cõi

(Dân trí) - Sáng 10/7, tại Triệu Miếu (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc tổ chức kỷ niệm 400 năm Ngày mất của Chúa Nguyễn Hoàng - người được xem có vai trò quan trọng trong việc mở rộng bờ cõi nước ta.

Rất đông bà con trong hội đồng Nguyễn Phúc Tộc, con cháu mấy chục đời của chúa Nguyễn đã đến dự cùng lãnh đạo tỉnh, các nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hóa đời Nguyễn... đã đến tham dự buổi lễ.

Chúa Nguyễn Hoàng (hay còn gọi là chúa Tiên (1525-1613) là vị chúa Nguyễn đầu tiên trong 9 đời chúa, tiếp đến sau đó là triều Tây Sơn và triều 13 đời vua Nguyễn)  được xem là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng bờ cõi nước ta, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng đất phía nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này.

Rất đông người đến dự lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất chúa Tiên Nguyễn Hoàng
Rất đông người đến dự lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất chúa Tiên Nguyễn Hoàng

Theo ông Tôn Thất Viễn Bào, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc, lịch sử đã chứng tỏ rằng trong khoảng thời gian 200 năm kể từ 1558 khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng được vua Lê cử cai quản đất Thuận Hóa và sau đó là Quảng Nam. Với những công trình khẩn hoang của mình, chúa đã làm cho hai xứ Thuận Quảng từ một vùng đất hoang sơ lạc hậu, nhanh chóng trở thành một khu vực kinh tế phát triển.

Cho đến năm 1757, khi chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát tổ chức hành chánh hoàn tất vùng Nam bộ thì cương vực và lãnh thổ Việt Nam đã tăng gấp đôi.

Sự nghiệp của các chúa Nguyễn như thế thật lớn biết bao nhiêu, vì nếu không có 200 năm Nam tiến, phát triển về phương Nam như vậy thì chúng ta đã không thể nào có được một quốc gia Việt Nam vững mạnh như ngày hôm nay.

Rất đông người đến dự lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất chúa Tiên Nguyễn Hoàng
Ông Tôn Thất Viễn Bào, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc nêu lại những công lao mở nước đến phương Nam của vị chúa Nguyễn đầu tiên

Tại buổi lễ, ông Viễn Bào cũng nêu lên ý kiến, “những nhận định sai lầm, thiếu tính khách quan khoa học của một số người viết nên cuốn sách “Lịch sử Việt Nam” do Viện Khoa học Xã hội xuất bản trước đây đánh giá các chúa Nguyễn là “tập đoàn phong kiến thối nát” là mang tính xúc phạm đến các chúa. Và đã gây nên một mặc cảm không hay cho bà con trong dòng họ Nguyễn Phúc và làm cho một số người đã lơ là rất nhiều về công việc hiếu sự đối với tổ tiên của mình cũng như ít quan tâm đến lăng mộ của các chúa".

Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc cũng đề nghị, công lao và sự nghiệp xây dựng đất nước các chúa Nguyễn nên được phục hồi bằng cách đặt tên ở những con đường, trường học, cây cầu để tôn vinh. Đồng thời, rất mong Nhà nước, Ủy ban UNESCO, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quan tâm tới lăng mộ của các chúa Nguyễn nhiều hơn. Tăng ngân sách bảo quản tôn tạo cho lăng mộ các chúa hiện đang bị xâm lấn, và đang ở trong tình trạng điêu tàn, hư hỏng.

Dưới đây là toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của vị chúa Nguyễn đầu tiên đất nước ta tại Huế:

Đoàn rước lễ vật đi từ điện Long Đức (nơi để bày biện các lễ cúng cho chúa Nguyễn)

Đoàn rước lễ vật đi từ điện Long Đức (nơi để bày biện các lễ cúng cho chúa Nguyễn)

Đoàn rước lễ vật đi từ điện Long Đức (nơi để bày biện các lễ cúng cho chúa Nguyễn)
Mâm hoa quả tươi dâng lên cho lễ cúng chúa Nguyễn Hoàng

Mâm hoa quả tươi dâng lên cho lễ cúng chúa Nguyễn Hoàng
Các chức sắc trong hội đồng Nguyễn Phúc Tộc

Các chức sắc trong hội đồng Nguyễn Phúc Tộc

Đoàn rước vào sân Triệu Miếu - nơi thờ 9 chúa Nguyễn

Đoàn rước vào sân Triệu Miếu - nơi thờ 9 chúa Nguyễn
Chiêng trống nổi lên

Chiêng trống nổi lên
Nhạc cung đình Nguyễn cất lên theo đúng nghi thức

Nhạc cung đình Nguyễn cất lên theo đúng nghi thức
Chuẩn bị phần dâng hương lên chúa

Chuẩn bị phần dâng hương lên chúa
Án thờ chúa Nguyễn Hoàng
Án thờ chúa Nguyễn Hoàng
Án thờ chúa Nguyễn Hoàng

Lễ vật cúng chúa Nguyễn Hoàng được bày rất nhiều ở các hương án, bàn thờ trong Triệu Miếu gồm hương hoa, bánh trái, rượu thịt
Chiếc ngai mô phỏng của chúa Nguyễn Hoàng xưa kia trong Triệu Miếu, trước án thờ ngài

Chiếc ngai mô phỏng của chúa Nguyễn Hoàng xưa kia trong Triệu Miếu, trước án thờ ngài
Buổi lễ kéo dài đến trưa với nhiều nghi thức xưa cổ
Buổi lễ kéo dài đến trưa với nhiều nghi thức xưa cổ

 
 
Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm