Vui chơi trên miệng núi lửa giữa đại ngàn Tây nguyên

(Dân trí) - Đứng bên miệng núi lửa, bạn có thể phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: đây là những quả đồi đất đỏ bazan, những đồi chè, những đồi cà phê trĩu quả.

Biển hồ Gia Lai là miệng một núi lửa nhưng khác là âm sâu xuống lòng đất, sau khi phun trào những ngọn núi lửa ở Tây Nguyên đã tạo ra biển hồ cùng nguồn mạch nước ngầm, sâu 12 -25 m, theo địa chất là hình phễu.

Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

 

Miệng núi lửa ấy còn có chuyện kể rằng, xưa  hồ còn mang tên Tơ Nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể về ngôi làng xưa to và đẹp lắm. Dân làng sống yên vui, hòa thuận lâu đời thì bỗng một hôm, ngọn núi lửa ập tới vùi lấp làng. Những người may mắn còn sống sót đã khóc thương cho làng mình, khóc cho người thân không ngớt, khiến nước mắt chảy thành suối, các suối đổ về thành hồ. Hồ mang tên Tơ Nưng là một kỷ niệm chung của làng cổ đó...

Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

Từ đó bạn  còn có thể  bao quát cả toàn bộ là thành phố Pleiku - phố núi cao, phố núi đầy sương. Xa xa là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng. Du khách còn gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút.Trong vòng bán kính 6km về hướng nam là núi Hàm Rồng.. Miệng núi lửa ấy được ví như hạt ngọc của Pleiku, của cả Tây Nguyên.

Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh, mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết.

Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

Vào buổi tối và sáng sớm rất lạnh, nhất là dịp cuối đông đầu xuân. Cái lạnh sẽ gợi trong lòng người xa xứ nỗi buồn cố hương như nhà văn Vũ Bằng từng mô tả: “Vào khoảng năm tàn tháng hết ở Miền Nam, nước Việt có những buổi chiều đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc…”

Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

Đến đây, du khách có thể dùng thuyền mộc dạo chơi trên mặt hồ mênh mang, những đêm trăng sáng mặt hồ càng lung linh huyền ảo. Nếu đến vào dịp lễ hội, du khách còn được bà con buôn làng mời tham dự những cuộc múa hát vui say bất tận.

Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.


Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với người trai đất Bắc điều gì còn có thể tuyệt hơn. Tai đây bạn cũng có thể thưởng thức những đặc sản mang đậm chất tây nguyên như rượu cần, thịt hun khói, cùng âm vang của tiếng cồng chiêng.

Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.


Về Biển Hồ ở Pleiku còn có nhiều huyền thoại khác như chuyện kể rằng hồ sâu không đáy và thông ra tận biển Đông. Từ đó có câu chuyện ví von về những người làm gỗ ở Gia Lai, họ chỉ cần thả những lóng gỗ xuống Biển Hồ, một đêm xuống cảng biển Quy Nhơn, Bình Định là có thể lấy gỗ đem bán.

 Hữu Thắng

 Hữu Thắng

 Hữu Thắng

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp cho chuyên mục Du lịch, quý độc giả có thể gửi đến ban Văn hóa – Du lịch báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email dulich@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!