Vì sao có hiện tượng thủy triều đỏ?

(Dân trí) - Hiện tượng thủy triều đỏ hay sự “nở hoa” của tảo là cách gọi để chỉ sự bùng nổ về số lượng của tảo biển độc hại. Hiện tượng này làm nước biển chuyển sang màu đỏ vào ban ngày và màu xanh vào ban đêm.

Là hiện tượng thiên nhiên khá hiếm hoi nhưng nó đang gây nguy hiểm cho con người, động vật và sinh vật biển. Tùy thuộc vào loài tảo, thủy triều đỏ có thể chứa hàm lượng amoniac gây phát ban và kích ứng mắt. Tảo nở hoa cướp đi ánh sáng mặt trời, oxy và thải ra chất độc gây ảnh hưởng tới môi trường biển.

 

Về đêm tảo, biển độc phát ra ánh sáng tuyệt đẹp nhưng ban ngày nó lại gây ra một mùi khó chịu. Người ta có thể quan sát hiện tượng này khi có sóng.

 

 Ánh sáng lấp lánh của thủy triều vào ban đêm

 Ánh sáng lấp lánh của thủy triều vào ban đêm

 

Mầm mống của tảo sẵn có trong nước biển nên có thể “nở hoa” bất cứ khi nào gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường nước tăng...

 

Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ.

 

 Nước biển biến thành màu đỏ vào ban ngày

 Nước biển biến thành màu đỏ vào ban ngày

 

Đến nay, các nhà khoa học đã xác nhận có hơn 300 loài vi tảo biển đã hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu nước biển. Trong đó có khoảng 70 - 80 loài có khả năng sản sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ động thực vật tự nhiên trong môi trường nước, việc nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con người.

 

Phan La

Phan La

Tổng hợp