DMagazine

Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch

(Dân trí) - Với những người yêu thích lịch sử, Nhan Hương quán nằm ngay trong Thảo cầm viên Sài Gòn là một địa điểm thú vị đáng khám phá.

Nhân chứng sống kể lại cách hoạt động trong Nhan Hương quán

Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch

Những nhân chứng sống kể cho mọi người nghe về những chiến sĩ biệt động thành huyền thoại.

Ông Nguyễn Văn Thân, cán bộ quân báo hoạt động trong hàng ngũ của địch kể: “Từ trước Quốc khánh 1974, Nhan Hương quán dừng mọi hoạt động bí mật, các chiến sĩ biệt động tất bật chuẩn bị công tác đón, dẫn đường cho bộ đội giải phóng miền Nam”.

Thảo Cầm Viên được xem là địa điểm lý tưởng cho hoạt động bí mật vì 2 yếu tố quan trọng: là nơi tham quan, vui chơi giải trí thu hút đông người, các cán bộ cách mạng có thể ra vào dễ dàng mà không bị nghi ngờ; Thảo Cầm Viên nằm gần các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn nên thuận lợi cho việc chỉ đạo các chiến dịch. Vì thế, Bộ Tư lệnh Miền đã chọn nơi đây để xây dựng cơ sở hoạt động ẩn giấu sau quán ăn.

Người đứng ra thành lập quán là ông Nguyễn Văn Tửng, sinh năm 1913 tại Trà Vinh. Ông xây quán bằng khoản tiền tích cóp, đặt tên là Nhan Hương (theo tên người vợ đã mất).

Sau khi hoạt động, quán là cơ sở nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo quân khu và chỉ huy biệt động thành phố đến công tác, nhận chỉ thị của lãnh đạo cấp trên, cũng là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh.

Quán nằm ở trung tâm Sài Gòn, thu hút đông thực khách nên cũng là cơ sở kinh doanh để nuôi sống gia đình ông Tửng và cung cấp tài chính cho cách mạng. Các nhân viên trong quán đều là người nhà của ông Tửng, ai cũng ủng hộ việc nuôi giấu cán bộ, biệt động, điều này đảm bảo hoạt động luôn được bí mật.

Quán Nhan Hương tiếp đón nhiều khách là quân nhân, nhân viên an ninh phục vụ quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng không ai phát hiện ra điểm bất thường, điều này càng củng cố vững chắc căn cứ bí mật này.

Trong cuộc Tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, quán là hậu cứ quan trọng cho các trận đánh vào Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu...

Từ năm 1963 đến ngày thống nhất đất nước, quán Nhan Hương đã hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an toàn, bí mật cho cán bộ quân khu, biệt động, quân báo... đến trú ém và nhận chỉ thị một số trận đánh.

Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 1

Ông Nguyễn Văn Thân (bên phải) hoạt động từ năm 1965 tại Nhan Hương quán, khi đó ông hoạt động bí mật bên trong hàng ngũ của địch

Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 2
Ông Trần Văn Phùng (sinh năm 1968), cháu ruột ông Ba Tửng chủ quán nhớ lại thời thơ ấu làm giao liên cho các chú, các bác
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 3
Chỉ về phía ông Nguyễn Văn Thân, ông Phùng nói ngày xưa chiến sĩ biệt động vào đây liên lạc với nhau bằng ám hiệu
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 4
Biệt động thành liên lạc với nhau bằng ám hiệu đội nón gì, mặc áo màu gì… và hay “để quên” tài liệu lại quán
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 5
Hoạt động giao liên diễn ra ngay trước mắt địch  
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 6
Ông Thân cho rằng nơi nguy hiểm nhất cũng là an toàn nhất chính là lý do cơ sở Nhan Hương quán tồn tại ngay trong lòng địch
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 7

Quán Nhan Hương nằm ở vị trí công thủ thuận lợi, sử dụng cho các mục đích như tiếp viện, ẩn náu…

Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 8

Những trận đánh vang dội khi lệnh tấn công phát đi từ Nhan Hương quán

Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 9
Ông Phùng đang mở hầm giấu vũ khí phía sau Nhan Hương quán, hầm này trước kia được nguỵ trang thành bồn chứa mạt cưa để đun nấu
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 10
Vật dụng trong quán được gìn giữ gần như nguyên vẹn
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 11

Phần tượng thể hiện khá sinh động nên mỗi khi mở cửa, khách tham quan rất thích thú vào đây tìm hiểu và chụp ảnh. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm tham quan thú vị trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.

Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 12
Đặc biệt khá thu hút khách nhí
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 13
Nhan Hương quán xưa thường là nơi bù khú của lính đặc công và lính dù của Nguỵ quyền
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 14
Sau Mậu Thân 1968, quân địch trở nên dè chừng và siết chặt hơn các hoạt động ngầm nên việc liên lạc cũng trở nên khó khăn và kín đáo hơn
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 15
Phần dư ra của kệ tiếp thực rộng hơn bình thường vì có chức năng như một căn hầm bí mật tạm giấu tài liệu…
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 16
Các hoạt động giao liên của Biệt động Sài Gòn diễn ra ngay trước mắt địch mà không hề bị phát hiện
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 17
Nhan Hương quán là minh chứng rõ nét nhất về “nghệ thuật chiến tranh nhân dân”, vừa có nguồn thu đóng góp cho cách mạng, vừa là cơ sở hoạt động bí mật trong lòng địch, vừa là kế sinh nhai của gia đình ông Ba Tửng…
Nhân chứng sống kể cách hoạt động của biệt động Sài Gòn ngay trước mắt địch - 18
Hiện tại, du khách có thể tham quan Nhan Hương quán vào thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết..

Năm 2014, quán Nhan Hương được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Phạm Nguyễn