Khám phá “thế giới khác” trong lòng “Lục địa đen”
(Dân trí) - Sở hữu những suối nước nóng lưu huỳnh, các vạt muối bát ngát, nhiệt độ môi trường có thể lên tới mức 50 độ C….., vùng Danakil Depression của Ethiopia thực sự không hề giống bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Không chỉ là nơi nóng nhất trên hành tinh của con người, Danakil Depression là còn nơi thấp nhất, khô hạn nhất và vẫn đang trải qua quá trình kiến tạo. Nếu ai dám mạo hiểm du lịch tới vùng tây bắc xa xôi của Ethopia này, họ sẽ được chứng kiến một cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo, không hề giống bất kỳ nơi nào trên Trái Đất và không khỏi thán phục sự kiên cường của những người dân Afar tự lực tự cường đang sinh sống tại nơi đây.
Điểm xoáy siêu thực của lưu huỳnh, muối và khoáng chất
Dallol, điểm thấp nhất của Danakil ở 116m dưới mực nước biển, được biết đến là nơi diễn ra sự pha trộn của lưu huỳnh, oxit sắt và các khoáng sản khác, tạo thành một cầu vồng màu sắc gây sốc. Đó là một thể địa thô ráp, bồng bềnh và nổi bọt. Khu địa hình kỳ lạ này, cùng với những cảnh quan kỳ ảo khác của vùng Danakil, vốn là kết quả của 3 đợt rạn nứt sâu mà các nhà địa chất gọi Afar Triple Junction.
Suối nước nóng không dành để thư giãn
Nước là một thứ vô cùng khan hiếm, quý giá tại vùng Danakil Depression trong khi những hồ chứa lưu huỳnh ngày đêm bốc khói. Theo anh Yonas Hailu – một hướng dẫn viên du lịch nơi đây, người Afar đã tìm ra cách sử dụng loại chất lỏng màu vàng, sánh đặc này để chữa một số bệnh về da. Tuy nhiên, Hailu cảnh báo người ngoài không nên chạm vào loại nước này dù chỉ bằng một ngón tay. Được biết, có rất ít các suối nước ngọt trong khu vực, và mưa thì hầu như không bao giờ rơi.
Xác chim chết vì điều kiện thiên nhiên quá khắt nghiệt.
Những vạt muối bạt ngàn
Một trong những nơi đặc biệt nhất ở Danakil là Hồ Karum (còn được gọi là hồ Assale hay hồ Asale). Đây là một trong hai hồ muối kết tinh nằm ở phía trên cùng cực bắc của Depression. Theo các nhà khoa học, muối trong hồ này đóng sâu tới tận 2 km.
Nhìn đâu cũng có thể thấy muối.
Đi bộ trên nước
Bề mặt nước trắng lấp lánh, rộng khắp của hồ Karum thường xuyên được bao phủ bởi một lớp băng mỏng dày khoảng 1 inch hoặc hơn chút. Do đó, con người có thể nhẹ nhàng đi lại trên bề mặt nước hồ.
Cảm nhận “gió lửa”
Cho dù bụi phủ đầy trên các ô muối song sức nóng vẫn không hề giảm Thay vào đó, có một loại gió rất khắc nghiệt thường được gọi là gió Gara, hay “gió lửa” thổi, làm gợn sóng những bề mặt nước muối. Loại gió này thực sự là rất nóng, gây rát bỏng da. Nó khiến bạn cảm tưởng như đang bị nhốt vào một cái lò nướng mà bên dưới ngọn lửa đốt thổi liên tục.
Ngành công nghiệp “vàng trắng”
Các khối muối, được gọi là amolé, từng được sử dụng như là tiền giao dịch ở Ethiopia. Ngày nay, khi tiền bạc đã được sử dụng rộng rãi ở quốc gia này, cách giao thương cổ xưa là đào “vàng trắng” bằng tay vẫn được coi là nguồn thu chính cho những người Afar sống ở vùng đất này.
Khai thác mỏ “vàng trắng”
“Phương tiện giao thông”