Bất ngờ với loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới

Huy Hoàng

(Dân trí) - Những chiếc bẫy do loài thực vật này tạo ra có lực hút mạnh gấp 600 lần trọng lực, hút chặt con mồi vào bên trong.

Những loài cây ăn thịt được Mẹ thiên nhiên tạo ra có chiếc bẫy kẹp để bắt con mồi không chỉ tồn tại trên cạn. Chúng còn ẩn náu ở vùng đầm lầy cũng như nhiều sông hồ trên thế giới, phân bố trên mọi lục địa trừ Nam Cực. Một trong số loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới phải kể tới cây rong bắt mồi (Bladderwort).

Bất ngờ với loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới - 1
Cây rong bắt mồi là loài thực vật ăn thịt nhanh nhất thế giới (Ảnh cắt từ clip).

Đây vốn là thực vật trôi nổi tự do có thể dài tới 2 m. Loài cây ăn thịt thường sống ở môi trường nghèo dinh dưỡng. Con mồi của chúng gồm các động vật giáp xác nhỏ, côn trùng, ấu trùng, cung cấp cho loài cây này nguồn ni tơ, phospho cần thiết. Đây cũng là loài cây ăn thịt nhanh nhất hành tinh khi có thể "ngấu nghiến" con mồi chưa đầy một mili giây.

Bất ngờ với loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới - 2
Những "bọng nước" này chính là cái bẫy rất tinh vi (Ảnh: Youtube).

Các chuyên gia cho biết, tốc độ nhanh khó tin của cây rong bắt mồi đến từ cấu trúc những chiếc bẫy nhỏ xíu của chúng được gắn vào những nhánh dài mỏng. Hàng loạt những chiếc bẫy giống như bong bóng nhỏ. Đó là nguồn gốc tên gọi của nó.

Bất ngờ với loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới

Cây rong bắt mồi sẽ bơm nước ra khỏi bẫy để sẵn sàng tấn công. Điều này tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa bên trong bong bóng với nước ở bên ngoài. Chỉ cần có vật gì đó va chạm vào sợi lông đó - cho dù là hạt mưa, mảnh vỡ trong gió hay côn trùng vô tình bay qua, sẽ kích thích cơ học chuyển đổi thành tín hiệu trong tế bào ở gốc lông. Tín hiệu này sau đó lan truyền trên lá.

Bất ngờ với loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới - 3
Xác những con mồi "xấu số" nằm gọn trong "bẫy" chờ bị tiêu hóa (Ảnh: Plant).

Khi côn trùng bò phía trên sẽ va chạm nhiều lần với các lông giác. Nhưng chỉ cần cú va chạm trong vòng 30 giây, các thùy sẽ khép lại, giam cầm con mồi. Dù những chiếc bẫy này rất nhỏ nhưng các chuyên gia tính toán phản ứng này mạnh đến mức lớn gấp 600 lần trọng lực.

Tiếp đó, loài thực vật này sẽ tiết ra các chất như men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi và tiêu thụ chất dinh dưỡng lấy được trong vòng vài giờ. Kết thúc quá trình, nó lại mở ra, cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như ban đầu. Được biết, chúng có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày.