(Dân trí) - Chỉ còn vài ngày nữa là tết Trung thu, có mặt tại làng lồng đèn Phú Bình, Pv Dân trí ghi nhận không khí làm việc khẩn trương, tất bật thâu đêm tại các cơ sở lồng đèn cho những đơn hàng cuối cùng. Tuy số lượng đặt hàng không nhiều hơn năm ngoái nhưng các cơ sở đều duy trì số lượng trên dưới chục ngàn sản phẩm…
Năm nay, nhu cầu thị trường quay trở lại với lồng đèn ông sao cỡ lớn, đường kính 1m đến 1,5m. Mỗi cái như thế xưởng xuất ra thị trường với giá khoảng 80 ngàn đồng.
Mỗi năm chỉ có một mùa trung thu nên mọi người ai cũng tranh thủ làm thêm.Lồng đèn ông sao loại lớn là sản phẩm hút hàng năm nay.Cứ vào đợt hàng, hai ngón trỏ của chị Thu cứ phải quấn băng cá nhân suốt vì liên tục bị trầy xước.Ngày thường, chị Thu bán bún bò để kiếm sống.Một lồng đèn truyền thống dù kích thước lớn hay nhỏ, thiết kế đơn giản hay cầu kỳ đều được chuẩn bị trong thời gian dài. Từ sau dịp Tết Nguyên đán, nhiều nhà phải xuống các tỉnh miền Tây đặt mua lồ ồ, tre để chẻ nan tạo khung, bởi loại cây này có độ dẻo và dễ tạo hình. Trải qua 10 công đoạn (chẻ nan, tạo hình, kết kẽm, dán giấy, sơn phết, vẽ trang trí) sản phẩm mới thành hình.Lồng đèn Phú Bình, một thời huy hoàng là thế, nhưng hơn 10 năm trở lại đây dần thưa thớt do cạnh trạnh với đèn công nghệ. Mỗi mùa Trung thu, lồng đèn Phú Bình lại dần mất đi những hình ảnh nhà nhà, người người chung tay quây quần làm lồng đèn. Việc một chiếc lồng đèn được làm thủ công sẽ có chi phí cao hơn hẳn so với loại lồng đèn công nghiệp nhưng lại không đa dạng mẫu mã, công nghệ, cũng như sức tiêu thụ lồng đèn bóng kính không còn mạnh và việc sản xuất không có lời khiến nghệ nhân không dám đầu tư thực hiện và sáng tạo.Sau khi định khung, dán giấy kiếng, đèn lồng sẽ được in họa tiết.Vẽ trang trí.Tiện lợi, không chơi nến, màu sắc bắt mắt nên nhiều bậc phụ huynh vẫn chọn đèn chạy pin.Theo thị hiếu, các mẫu thủ công truyền thống cũng phải chạy đua mẫu mã với hàng công nghệ.
Vị khách này vừa chọn 100 lồng đèn giấy kiếng để làm quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Theo một số phụ huynh, vì con còn nhỏ nên phải mua lồng đèn chạy pin chứ bản thân vẫn thích lồng đèn truyền thống. “Với tôi, lồng đèn chạy pin chỉ như là dạo chơi thôi, chính vẫn là lồng đèn truyền thống. Đèn chạy pin đâu có tặng để trưng được, chỉ cho con nít chơi chốc lát. Mình tặng lồng đèn thủ công, có khi người ta treo cả năm ấy chứ. Mỗi lần đến chơi, nhìn chiếc lồng đèn mình tặng treo trong nhà, sướng lắm chớ…” chị Mai Diễm (quận 11) chia sẻ.