Sự cố điện – Nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ

(Dân trí) - An toàn cháy nổ đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay khi nhiều sự cố liên tiếp xảy ra từ đầu năm đến nay. Trong đó, sự cố điện được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc cháy nổ nhiều nhất. Vậy làm sao để nâng cao an toàn cho gia đình cũng như khu dân cư trước thực trạng này?

Dân trí đã có buổi phỏng vấn trực tiếp với bà Phạm Thị Cẩm Bình, Phó Tổng Giám đốc ngành thiết bị điện dân dụng của Schneider Electric Việt Nam để có cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng này và các giải pháp giúp an toàn cháy nổ cho người tiêu dùng.


Bà Phạm Thị Cẩm Bình chia sẻ về các dòng sản phẩm thuộc ngành thiết bị dân dụng của Schneider Electric

Bà Phạm Thị Cẩm Bình chia sẻ về các dòng sản phẩm thuộc ngành thiết bị dân dụng của Schneider Electric

Phóng viên: Chào chị, hiện tại tình trạng cháy nổ liên tục xảy ra tại các thành phố lớn ở Việt Nam, minh chứng gần đây nhất là vụ cháy tại một hộ gia đình gần chợ Hòa Hưng (quận 10) mà nguyên nhân ban đầu được dự đoán là do sự cố điện hay sự cố thương tâm xảy ra tại chung cư Carina với thiệt hại rất lớn về con người. Dựa trên kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp quản lý năng lượng và đảm bảo an toàn điện cho gia đình, chị đánh giá như thế nào về vấn đề an toàn cháy nổ tại các hộ gia đình hiện nay?

Bà Phạm Thị Cẩm Bình:

Năm 2018 chỉ mới đi qua được vài tháng nhưng chúng ta chứng kiến rất nhiều vụ cháy nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về tính mạng con người và tài sản.

Thực ra, nguyên nhân gây nên cháy nổ hầu như là về điện, có thể kể đến ví dụ là vụ cháy trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10) như có đề cập ở trên, đặc biệt gần khu vực chợ và dân cư đông đúc, gây ra nhiều hoang mang, xáo động. Theo Cục cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có hơn 2,364 vụ cháy nổ xảy ra, trong đó có hơn 1,017 vụ đến từ các sự cố về điện, tức gần một nửa trong số đó.

Một cuộc khảo sát khác trong năm qua về an toàn cháy nổ tại TP.HCM cho thấy có đến 56% các trang thiết bị điện trong hộ gia đình không đạt chuẩn về an toàn cháy nổ. Như vậy, việc đảm bảo an toàn cháy nổ ở các hộ gia đình là vấn đề cần chú trọng và có hướng giải quyết càng sớm càng tốt.

Một hiện trạng khác đáng lo ngại là chỉ sau khi sự cố xảy ra, người dân mới bắt đầu đi tìm hiểu các thông tin về an toàn cháy nổ, cách thức phòng cháy, chữa cháy...

Phóng viên: Trước tình hình đáng báo động như vậy thì theo chị, chủ hộ và quản lý các tòa nhà nên làm gì để nâng cao an toàn cho gia đình cũng như khu dân cư?

Bà Phạm Thị Cẩm Bình:

Như đã đề cập ở trên, khi có sự cố người dân mới bắt đầu đi tìm hiểu, lúc này có thể nói là đã muộn. Theo tôi, chúng ta phải biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mọi người cần có ý thức cao hơn về việc phòng chống cháy nổ trong căn nhà của mình, đặc biệt là các sự cố liên quan đến an toàn điện, ngay từ khi khởi công xây dựng nhà.

Theo tình hình chung tại Việt Nam, khi xây nhà, chủ nhà hay đơn vị chủ quản thường giao khoán cho thầu xây dựng, trong khi một số các nhà thầu chỉ mong muốn làm hài lòng khách hàng về giá, tiến độ nên đôi khi sẽ bỏ qua một số nguyên tắc cơ bản về an toàn cháy nổ của các thiết bị điện, hay không dành thời gian phổ cập kiến thức về trang thiết bị an toàn điện trên thị trường. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến các sự cố cháy nổ từ các thiết bị. Việc cẩn trọng trong việc lựa chọn các trang thiết bị điện phù hợp, chất lượng được kiểm định từ các hãng có uy tín, kiểm tra hệ thống điện thường xuyên để hạn chế các sự cố đoản mạch (ngắn mạch hay chập mạch), và có thêm các thiết bị chống quá tải, rò điện là yếu tố tiên quyết góp phần ngăn ngừa các sự cố chết người.

Ngoài ra, để an toàn và dễ dàng kiểm tra khi đi vắng hay công tác xa nhà, người dân được khuyến kích sử dụng các sản phẩm tự động hóa, hay các dòng sản phẩm cao cấp hơn với chức năng truyền thông kết nối trên internet. Như vậy, chỉ với sóng wifi trực tiếp hay sóng điện thoại, chủ căn hộ có thể yên tâm nhìn thấy gia đình sinh hoạt từ bên ngoài hay từ một nơi xa.

Phóng viên: Với vị thế tiên phong về các giải pháp quản lý và bảo vệ điện năng, chị có thể cho biết Schneider Electric Việt Nam hiện đang cung cấp các loại thiết bị điện dân dụng nào giúp đảm bảo an toàn, ngăn ngừa rò rỉ điện cũng như sự cố cháy nổ?

Bà Phạm Thị Cẩm Bình:

Sứ mệnh của Schneider Electric là đảm bảo cuộc sống thăng hoa - “Life is On” - ở khắp mọi nơi, cho tất cả mọi người và tại mọi thời điểm.

Tại Việt Nam, hiện tại, công ty chúng tôi cung cấp cho thị trường các dòng sản phẩm thiết yếu để bảo vệ an toàn điện cho ngôi nhà.

Đó là các dòng thiết bị bảo vệ an toàn điện khỏi những rủi ro đến từ thói quen của người dùng như giật điện khi bật tắt công tắc lúc tay còn ướt hay đến từ các yếu tố ngoại quan như sét đánh làm hỏng thiết bị điện tử trong nhà. Một số sản phẩm thông dụng có thể kể đến: bộ tủ điện Easy9 và Acti9 giúp bảo vệ quá tải, chập mạch, rò rỉ điện và chống sét lan truyền; hay như dòng sản phẩm chống thấm nước Kavacha để ngăn ngừa việc chập mạch hay giật điện do các thiết bị điện bị thấm nước.

Bên cạnh việc sử dụng điện an toàn, chúng tôi cũng mang đến cảm giác tiện nghi và thoải mái cho gia đình bằng việc tập trung vào các sản phẩm có thiết kế sang trọng, bao gồm các thiết bị ổ cắm, công tắc đa dạng về mẫu mã, chất liệu, giúp chúng trở thành một nét thẩm mỹ không thể thiếu trong nội thất, thể hiện dấu ấn của chủ nhân hay các thành viên gia đình.

Phóng viên: Cám ơn chị cùng với những giải pháp hữu ích mà tập đoàn Schneider Electric đưa ra. Nhân đây, chị có thể bật mí kế hoạch sắp tới của tập đoàn về những giải pháp hay sản phẩm mới không?

Bà Phạm Thị Cẩm Bình:

Schneider Electric vừa chính thức ra mắt thị trường dòng sản phẩm AvatarOn với thông điệp “Sáng không gian, Đậm phong cách”.

Ngoài việc đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về an toàn điện và tiêu chí khắt khe về kỹ thuật của Schneider Electric trên toàn cầu, dòng sản phẩm này còn cho phép người dùng sáng tạo không gian sống với những ý tưởng táo bạo nhất, thể hiện phong cách và cá tính riêng chỉ qua một chiếc công tắc.

Với công nghệ “Bật tắt siêu nhẹ siêu êm” cho phép bật tắt dễ dàng, AvatarON sở hữu thiết kế tràn viền, kiểu dáng thanh mảnh và bề mặt phẳng mượt như gương. Đi đôi với thiết kế là khả năng chống mài mòn và chịu lực cao, hạn chế tia lửa điện, mang lại sự an toàn tuyệt đối cho gia chủ.

Hơn thế nữa, không như các sản phẩm ổ cắm hay công tắc thông thường, bộ sản phẩm AvatarON còn tích hợp nhiều tính năng vượt trội khác như công nghệ LED cho phép hắt sáng - giúp người dung dễ dàng định vị thiết bị trong không gian tối - cổng sạc USB, giá đỡ điện thoại, móc treo chìa khoá… giúp gia tăng tiện tích cho cuộc sống.

Một điểm hết sức thú vị của sản phẩm này là tính cá nhân hóa – yếu tố ngày càng được chú trọng trong kiến trúc: dấu ấn cá nhân không chỉ được thể hiện qua thiết kế tổng thể, mà còn lồng vào mỗi chi tiết nhỏ nhất của không gian sống. Dòng sản phẩm AvatarON với ưu thế nổi trội là khả năng thay đổi mặt che, cho phép người dùng dễ dàng tuỳ biến thiết kế bề mặt của công tắc, ổ cắm theo từng không gian nội thất khác nhau. Lần đầu tiên, chiếc ổ cắm hay công tắc có thể trở thành tác phẩm nghệ thuật, với họa tiết tuỳ chỉnh theo gu thẩm mỹ của người sở hữu, cùng nhiều chất liệu đa dạng: nhựa cao cấp, da, gỗ, kim loại, đá hoa cương...

Dòng sản phẩm AvatarOn của Schneider Electric với tính năng thay đổi thiết kế bề mặt ổ cắm, công tắc giúp “cá nhân hóa” không gian sống
Dòng sản phẩm AvatarOn của Schneider Electric với tính năng thay đổi thiết kế bề mặt ổ cắm, công tắc giúp “cá nhân hóa” không gian sống

AvatarON đã vinh dự nhận giải thưởng iF Design 2017– giải thưởng về thiết kế danh giá và lâu đời, là bảo chứng cho những sản phẩm hiệu năng xuất sắc và chất lượng đáng tin cây nhất thế giới. Giải thưởng mỗi năm thu hút sự tham gia của hơn 5,000 thiết kế đến từ 70 quốc gia.

Xin cảm ơn chị!

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm