Nhận biết rau, quả sử dụng chất kích thích
(Dân trí) - Vì lợi nhuận cùng việc kiểm soát thiếu chặt chẽ khiến một lượng lớn rau quả bày bán trên thị trường đã được phun, tiêm hay ướp nhiều hóa chất độc hại. Nếu không tinh ý, người tiêu dùng rất dễ mua phải các loại rau, quả “bẩn” ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bằng cảm quan rất khó để nhận biết được rau nào là rau sạch, rau nào là rau dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay rau ngậm thuốc kích thích. Do đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, khi lựa chọn rau, quả cần chú ý đến màu sắc, hình dáng bên ngoài.
Rau, quả khi mua phải còn nguyên vẹn, không dập nát, thâm nhũn ở núm cuống. Rau có màu sắc tự nhiên, không úa, héo. Đặc biệt lưu ý với những loại rau, quả chứa nhiếu chất kích thích tăng trưởng khi cầm lên có cảm giác “nhẹ bỗng” và mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật.
Rau muống
Hiện nay, tình trạng rau muống nhiễm chì do trồng trên những bờ kênh, ao hồ ô nhiễm và được phun hóa chất độc hại bày bán tràn lan. Dù rất bức xúc nhưng người tiêu dùng vẫn phải nhắm mắt để mua. Để nhận biết được rau muống sách, người mưa nên lưu ý nhữn điểm sau:
Rau muống dùng nhiều chất kích thích sẽ có thân, lá to hơn bình thường, rau ròn, lá xanh đen, rất bóng và mướt. Khi rửa rau, nếu xuất hiện nhiều bong bóng nổi lên chứng tỏ rau chứa hóa chất độc hại.
Khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt nhưng nguội lại biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Khi ăn thấy rau có vị chát.
Rau muống an toàn là rau có ngọn nhỏ, ngắt cuống có vệt nhựa loãng, khi ăn rau rất ròn và ngon.
Các loại rau cải
Rau cải sạch thường có thân rắn, kích thước không đồng đều và lá xuất hiện nhiềm đốm sâu. Theo kinh nghiệm của người nông dân, rau cải là loại rau thu hút nhiều sâu bọ, rau không bị sâu là do tác dụng của phân đạm nitrat…
Các loại rau cải thân mọng nước, thân mềm, lá xanh mướt, khi bẻ ngang phần gốc có nước từ thân tiết ra là rau dính hóa chất. Những loại rau này nếu để quá 12 giờ sẽ bị úng nâu đen.
Rau ngót
Rau ngót sạch thường có màu xanh lá mạ, có lá mỏng nhưng cứng và không đồng đều. Khi nấu canh, rau có mùi vị đặc trưng riêng, nước rau có màu xanh nhạt và trong.
Người tiêu dùng không nên mua rau ngót có lá to, dầy đều hoặc lá xoăn lại bất thường. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy rau được phuc thuốc bảo vệ thực vật. Khi nấu lên rau sẽ có vị ngai ngái, nồng xen lẫn mùi hắc. Bên cạnh đó, nước canh sẽ trở thành màu đen và vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh. Tuyệt đối không được ăn khi rau có các biểu hiện bất thường trên.
Rau mùng tơi
Rau mùng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh đậm. Thân rau rắn chắc, lá có phiến ngắn, dày và không bóng mượt, khi ăn rau có vị ròn. Ngược lại, rau mùng tơi chứa hóa chất có lá óng, màu xanh đậm và có ngọn vươn dài.
Mướp đắng
Mướp đắng không chỉ là loại thực phẩm mát, bổ mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những loại quả bị tiêm nhiều thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích.
Do vậy, khi mua mướp đắng, nên chọn những quả nhỏ, thon dài, có nhiều gân li ti trên thân. Mướp đắng phình to, màu xanh đậm, mướt, da láng bóng có nhiều nguy cơ nhiễm chất hóa học và kích thích.
Cà chua
Những quả cà chua tươi, sạch sẽ có kích thước và màu sắc không đồng đều. Nguyên nhân do cùng một quả cà chua nhưng ở vị trí hấp thụ ánh nắng có thể khác nhau nên chỗ hồng, chỗ vàng. Những quả cà chua chín tự nhiên có màu vàng xen đỏ, bằng mắt thường có thể nhìn thấy nhũ lấm tấm ở thịt quả.
Với những quả cà chua chín bằng hóa chất sẽ có vỏ màu đỏ nhưng ruột và hạt lại xanh, khi nấu không bở. Nếu để ý kỹ sẽ thấy lớp bột trắng bên ngoài, đây thực chất là chất bảo quản thưc vật còn dính bám. Đặc biêt, cà chua chứa hóa chất sẽ không cuống vì sử dụng chất bảo quản quá lâu.
Ảnh 3: Cà chua chứa hóa chất sẽ không cuống vì sử dụng chất bảo quản quá lâu (Ảnh: Internet)
Giá đỗ
Các nhà nghiên cứu về vệ sinh thực phẩm cho biết, chất được sử dụng nhiều nhất trong việc trồng giá đỗ là phân bón trộn thuốc trừ sâu và nước. Dung dịch này sẽ thúc đẩy cho mầm già và tăng trưởng nhanh.
Đối với loại giá đỗ sạch có chiều dài ngắn bằng một nửa giá đỗ ngâm hóa chất. Lá giá đỗ mở ra có màu xanh hoặc vàng. Ngoài ra, giá đỗ sạch sẽ còi, sợi giá khó gãy và trông không được bắt mắt.
Giá đỗ ngâm chất kích thích sẽ to, tròn nhưng lại giòn, dễ bị đứt đoạn. Giá đỗ không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn, phần lá có hai hạt mầm đóng chặt lại với nhau. Giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt khác với giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.
Ảnh 4: Giá đỗ ngâm hóa chất trông to và có chiều dài ngắn (ảnh trên). Giá đỗ sạch có màu trắng nhạt, thân dài, dễ dài nhưng khó gãy (ảnh dưới).
Nhữ Trang