Gặp người hai lần thoát án tử… ung thư

Tìm tới nhà cô Nguyễn Ngọc Lan (Q.10, TP.HCM), ra đón chúng tôi là một phụ nữ vui tươi, hoạt bát. Thật khó hình dung đây là người hai lần chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Tôi cho rằng mình thuộc nhóm bệnh nhân “May thầy phước chủ” - cô bắt đầu câu chuyện của mình một cách chân tình.

Giữ được bầu ngực sau phẫu thuật ung thư

Năm 2004, cô Lan tình cờ phát hiện một cục cứng bất thường ở ngực. Đi khám sức khoẻ, bác sĩ (BS) kết luận cô bị bướu ác, phải đoạn nhũ. Cô đón tin sét đánh với nỗi hoang mang tột cùng: liệu mình có vượt thoát ung thư? Nếu may mắn sống sót thì làm sao gạt bỏ nỗi mặc cảm khi một phần vẻ đẹp của người phụ nữ vĩnh viễn không còn?

Tuy nhiên, trong đau khổ dằn vặt khi biết về căn bệnh quái ác, cô đã may mắn có được một bờ vai vững chãi để tựa vào, chồng cô là một người yêu thương vợ hết lòng, đã  tìm mọi cách an ủi động viên cô nhập viện điều trị.

Cô Lan may mắn thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác
Cô Lan may mắn thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác

Khi đến bệnh viện chuyên ngành điều trị căn bệnh này thì cô luôn phải đối mặt với quá tải, thời gian chờ đợi ca mổ làm cô càng thêm sợ hãi… Đang lúc hoang mang thì có người quen giới thiệu sang Trung tâm Hy Vọng thuộc bệnh viện FV, chồng cô quyết định đưa cô sang đó khám.

“Tới Trung tâm Hy Vọng, sự tận tình của ekip bác sĩ đã khiến vợ chồng tôi quyết định huỷ ca mổ ở bệnh viện cũ, chuyển sang đây điều trị.” Cô Lan kể lại.

Tại đây, cô được bác sĩ Võ Kim Điền – khoa Ung Bướu – bệnh viện F.V  tư vấn rất cặn kẽ về bệnh tình của mình, cô  Lan chia sẻ thêm: Bác sĩ Điền đã trao đổi rất cụ thể, kỹ càng  về tình trạng bệnh của tôi lúc bấy giờ, khối bướu của tôi dưới 2cm, nên cơ hội để có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Cụ thể, phải phẫu thuật cắt bỏ khối bướu nhưng vẫn giữ được tuyến vú và quan trọng là kết quả điều trị tương đương như phương pháp điều trị đoạn nhũ (phải cắt bỏ vú). Tuy nhiên, bác sĩ Điền cũng đã rất thẳng thắn trao đổi thêm với tôi, phải chuẩn bị tâm lý kỹ càng, rằng nếu trong khi mổ,  vị trí thực tế của khối bướu phức tạp thì vẫn phải đoạn nhũ.

Vậy nên, trước khi quyết định phẫu thuật,  trong thâm tâm tôi luôn nghĩ mình phải đoạn nhũ.  Vậy mà khi tỉnh dậy sau ca mổ, thấy bầu ngực gần như nguyên vẹn, tôi vừa sững sờ vừa mừng vui tột độ. Vết mổ cũng chỉ là một đường rạch rất nhỏ phía ngấn ngực dưới... Bao nhiêu trăn trở chuyện mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ trong tôi đã tan biến hết” -  Cô Lan nhớ lại.

Nhờ được các BS động viên, người nhà chăm sóc chu đáo, mọi tế bào ung thư đã bị tiêu diệt hoàn toàn sau đợt hoá trị và xạ trị, thậm chí cô tăng 6kg - một kết quả điều trị vượt mong đợi của cô và gia đình!

Và câu chuyện thoát “án tử” lần hai...

Vượt qua ung thư vú chỉ là thử thách đầu tiên với cô Lan. Bảy năm sau, trong một lần tái khám, kết quả siêu âm cho thấy một khối bướu nhỏ như đầu chân nhang trong phổi cô. BS Điền cho biết: “Khối bướu đó có thể là ung thư di căn hoặc một loại ung thư khác. Thông thường với ung thư di căn thì các BS thường dùng phương pháp hóa trị chứ không phải phẫu thuật. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy khối bướu có kích thước rất nhỏ, vì vậy chúng tôi chọn phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này có 2 lợi điểm là có thể loại bỏ khối bướu nếu là ung thư di căn và sinh thiết kiểm tra đó có phải là ung thư mới hay không, để sau đó các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo chính xác hơn. Sau khi phẫu thuật, kết quả sinh thiết cho thấy đó là ung thư vú di căn”. Đây cũng là đặc điểm của phương pháp điều trị cá nhân hoá tại Trung tâm Hy Vọng.

Một ca phẫu thuật tại bệnh viện FV (ảnh minh họa)
Một ca phẫu thuật tại bệnh viện FV (ảnh minh họa)

Tin tưởng trao tính mạng cho đội ngũ y BS, cô Lan nhanh chóng được phẫu thuật cắt một phần thuỳ phổi, loại bỏ khối bướu di căn vừa chớm hình thành. Do tổn thương nhỏ nên các BS đã chọn phương pháp phẫu thuật nội soi. Sau đợt hoá trị, điều kỳ diệu đã đến với cô lần thứ 2: tế bào ung thư được tiêu diệt hoàn toàn!

Hai lần chống chọi thành công với ung thư trong hơn 10 năm là một câu chuyện đầy kỳ tích, cô bộc bạch: “Điều đáng sợ nhất với tôi là hai đợt hoá trị. Tôi vẫn còn nhớ sau khi vô thuốc 1 tuần, nhìn tóc rụng từng mảng mà xót xa rớt nước mắt. Nhờ gia đình và các BS ở Trung tâm Hy Vọng, tôi đã vượt qua được tất cả những thử thách đó...”

Ở tuổi gần 60, cô gửi niềm vui vào việc chăm sóc gia đình và khu vườn nhỏ trên sân thượng. Niềm lạc quan giúp cô lướt qua bệnh tật và nhìn cuộc sống thật nhẹ nhàng.

Trao đổi thêm về ca bệnh này, BS Cõ Kim Điền cho biết: Cô Lan là một bệnh nhân rất tích cực, hợp tác tốt với BS trong suốt quá trình điều trị. BS Điền cũng khuyên mọi người cần quan tâm tới sức khoẻ, tầm soát và phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời.

P.V