Dân dã món quà quê
Vào những năm đầu thế kỷ 20, phở đã là món ăn được biết đến rộng rãi. Thậm chí, tại mảnh đất thủ đô, món ăn có thứ “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả…” chính là “thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối...." (Trích tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” - nhà văn Thạch Lam) thì tại những vùng quê nghèo, không phải người dân nào cũng có cơ hội thưởng thức món phở nức tiếng này.
Chẳng thế mà trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, hai nhân vật chính là An và Liên khi từ thành phố chuyển về sinh sống tại một vùng quê nghèo dù “ngửi thấy mùi phở thơm” từ gánh hàng của bác Siêu nơi đầu làng nhưng cũng đành lòng ngậm ngùi bởi “ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được.” Câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong tác phẩm văn học ấy thực tế đã mang đến cho những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm sau này một ý tưởng mới trong kinh doanh - ấy là làm sao để người dân ở mọi vùng miền, mọi tầng lớp đều có cơ hội thưởng thức món phở truyền thống.
Đến nay, bên cạnh những quán phở truyền thống, tại các vùng quê đã xuất hiện loại phở ăn liền với cách chế biến thật đơn giản, tiện lợi; giá thành lại vừa phải nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên được hương vị truyền thống, giúp mọi người dân đều có thể tự chuẩn bị cho gia đình những tô phở nóng mà không còn xem đó là “một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, không bao giờ mua được nữa”.
Đây là điều mà Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (VIFON) đã thực hiện từ 20 năm trước, với việc ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất ra loại phở ăn liền mang thương hiệu VIFON. Với loại phở này, dù là đang ở các thành phố lớn hay ở trên những vùng cao như Hà Giang, Lạng Sơn… hoặc sinh sống tại một vùng miệt vườn miền Tây sông nước thì người tiêu dùng vẫn có thể mua dễ dàng những gói phở ăn liền tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị và chỉ mất chưa đầy 5 phút chế biến là đã có được tô phở nóng thơm ngon. Và dù không thể tới tận nơi đã sản sinh ra món ăn đặc biệt này để thưởng thức, song với phở ăn liền VIFON mỗi người vẫn cảm nhận được cái thứ “nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì hóa học”, hơn nữa “bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt…” như nhà văn Vũ Bằng đã từng miêu tả trong cuốn tùy bút “Miếng ngon Hà Nội”.
Không thể phủ nhận sự xuất hiện của phở ăn liền nói chung và thương hiệu phở VIFON từ cách đây 20 năm đã mang đến một cuộc cách mạng cho ngành ẩm thực - đó là giúp món ăn truyền thống như phở trở nên phổ biến và gần gũi với người dân các vùng miền hơn bao giờ hết. Cũng từ đây, nỗi buồn về “một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền… không bao giờ mua được” như của người dân tại các vùng quê nghèo như An và Liên trong truyện ngắn của Thạch Lam đã không còn nữa.
TTLV