Âm nhạc - Nguyên liệu thần kì cho việc quảng bá thương hiệu

Với một chiến dịch quảng cáo thì âm nhạc là yếu tố quan trọng, không kém cạnh ý tưởng sáng tạo và hình ảnh đẹp. Mỗi khi một đoạn nhạc vang lên, khán giả chỉ cần nghe qua vài nốt hay vài quãng là đã đoán được tên sản phẩm dù chưa nhìn thấy hình ảnh.

Cũng nhờ vậy mà tinh thần và giá trị của sản phẩm được thẩm thấu một cách tự nhiên vào cảm quan của người nghe.

Buyology Inc. (chuyên về tiếp thị ứng dụng khoa học thần kinh) và Elias Arts (chuyên nghiên cứu âm thanh) đã dày công nghiên cứu và phát hiện âm thanh có tác dụng rất lớn trong tiếp thị và quảng cáo. Một trong những hình thức các nhãn hàng thường sử dụng khi chọn âm nhạc cho việc quảng bá thương hiệu là dùng những bài hát có sẵn, có nội dung phù hợp. Hơn 20 năm trước, lời ca lẫn giai điệu si tình trong bài hát “Start me up” của các chàng trai Rolling Stones bỗng nhiên trở thành lựa chọn “vàng” để ngợi ca nút khởi động Start của Windows 95, khiến Microsoft phải chi hàng triệu USD để sử dụng độc quyền bài hát. “Start me up” đã đưa Windows 95 trở thành hệ điều hành “quốc dân” đầu tiên được mọi người ở mọi lứa tuổi ghi nhớ mãi cho đến hôm nay. Không thua kém Microsoft, Heineken cũng nổi đình nổi đám với Happy Together, Quando Quando; Double Rich với When you look at me; Pantene với Unwritten hay Rhythm in the rain trong quảng cáo sing-gum “huyền thoại” Doublemint.

Âm nhạc đã trở thành linh hồn, quyết định thành bại của một chiến dịch quảng cáo. Năm 1971, trải qua nhiều mâu thuẫn nội bộ và khó khăn về thời tiết khi tiến hành quay, bài hát trong quảng cáo “I’d like to buy the world a Coke” quy tụ giọng ca của 500 người đã mang lại thành công vang dội cho Coca-Cola khi hãng nhận được hơn 100.000 bức thư khẩn thiết yêu cầu phát sóng bài hát liên tục trên radio. “I’d like to buy the world a Coke” sau đó lọt vào top 10 bài hát được yêu thích nhất, trở thành một trong những quảng cáo thành công nhất của Coca-Cola với số tiền đầu tư lên đến 250.000 USD – một con số khổng lồ vào thời điểm đó. Gần đây, người hâm mộ lại thêm phần hứng khởi vì mẩu quảng cáo từ thập niên 70 này còn được sử dụng trong tập cuối series phim truyền hình ăn khách Mad Men.


Coca-Cola là một trong những thương hiệu có dấu ấn riêng trong phần âm nhạc cho tiếp thị.

Coca-Cola là một trong những thương hiệu có dấu ấn riêng trong phần âm nhạc cho tiếp thị.

Không chỉ hạn hẹp trong phạm vi phim quảng cáo, âm nhạc còn biết cách kết hợp với bóng đá để cùng song hành trong các giải đấu lớn, mang thương hiệu đến gần với người dùng hơn. Tại World Cup 2014, Coca-Cola đã giới thiệu bài hát "The World is Ours" cùng 32 phiên bản do từng nghệ sĩ địa phương trình bày bằng tiếng mẹ đẻ. Đây là một bước tiến lớn của Coca-Cola kể từ khi ca khúc Wavin’ Flag đi kèm 5 nốt nhạc hiệu quen thuộc của hãng xếp hạng 1 tại 17 quốc gia và đạt hơn 800.000 lượt mua/tải về trong mùa World Cup 2010. Có thể thấy, việc kết hợp âm nhạc vào một chiến dịch quảng cáo đã trở thành cầu nối, giúp thương hiệu đến gần hơn với mọi người, như lời ông Emmanuel Seuge – người điều hành bộ phận tiếp thị của Coca-Cola: “Âm nhạc là cách giúp chúng tôi chạm đến những đối tượng không thể tiếp cận, nếu dùng cách quảng cáo truyền thống”.

Vì lẽ đó, Coca-Cola vẫn tiếp tục sử dụng âm nhạc làm nguyên liệu chính trong chiến lược tiếp thị mới “One Brand” khi lần đầu tiên kết hợp các dòng sản phẩm gồm Coca-Cola, Coca-Cola Light và Coca-Cola Zero dưới một định vị nhãn hiệu Coca-Cola mang tính biểu tượng trong một chiến dịch sáng tạo toàn cầu mang tên “Taste the Feeling - Uống cùng Cảm xúc”. Không còn nhạc hiệu 5 nốt quen thuộc, “Taste the feeling” lấy cảm hứng từ sự tổng hòa của tiếng bật nắp, sủi bọt và âm thanh thưởng thức khi uống từng dòng Coca-Cola mát lạnh. Ca khúc do Coca-Cola cùng công ty Music Dealers sáng tác và sản xuất. Tại một số thị trường, “Taste the feeling” sẽ do giọng ca trẻ người Úc Conrad Sewell thể hiện.

Trúc Nhân cover bài “Taste the feeling” của Conrad Sewell
Trúc Nhân cover bài “Taste the feeling” của Conrad Sewell

Theo thống kê từ BrandWatch, cụm từ “Taste the feeling” được nhắc đến hơn 100.000 lần trên Twitter, Facebook và Instagram ngay cả khi bài hát chưa được phát hành. Tính đến thời điểm hiện tại, với gần 600.000 lượt nghe chỉ tính riêng trên trang youtube, giai điệu và ca từ “no one can stop me from taste the feeling” đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Thành công bước đầu này đã khẳng định việc chọn âm nhạc cho một chiến dịch marketing để kết nối với người dùng là chiến lược đúng đắn, như Beckerman – một chuyên gia phân tích, đồng tác giả cuốn “The Sonic Boom: How Sound Transforms the Way We Think, Feel and Buy” đã nhận định: “Chỉ cần trong đầu người nghe còn vương vấn giai điệu sau vài nốt nhạc thì đó đã là chuẩn cho một chiến dịch marketing thành công” và “Taste the feeling” cũng đang từng bước làm được điều này trong lòng người dùng.

Bài “Taste the feeling” được Trúc Nhân cover lại.