5 cung đường nguy hiểm nhất thế giới

Đó là những cung đường không dành cho các tay lái non kinh nghiệm, yếu tim.

Đường Đại Tây Dương (Nauy)

Đường Đại Tây Dương hay cung đường Đại Tây Dương (The Atlantic Road) là một cung đường dài 8,3 km thuộc Hạt lộ 64, nối giữa bán đảo Romsdalshavoya và phần đất liền thuộc Averoy, băng qua 1 số ngôi làng và quần đảo Hustadvika thuộc Nauy.

Con đường được xây bằng cách kết nối các đảo nhỏ và điểm đá ngầm bằng các con đường đắp cao và 8 cầu cạn có độ cong khác nhau để chống chịu trước những cơn bão biển.


Cầu Storseisundet dài 260 mét nổi bật hơn cả trên cung đường Đại Tây Dương.

Cầu Storseisundet dài 260 mét nổi bật hơn cả trên cung đường Đại Tây Dương.

Cung đường Đại Tây Dương bắt đầu được xây dựng vào ngày 1 tháng 8 năm 1983. Suốt quá trình xây dựng, dự án đã gặp tổng cộng 12 cơn bão, song cuối cùng cũng được hoàn thành vào tháng 7 năm 1989. Con đường độc đáo này được bảo tồn như một di sản văn hóa, được Chính phủ Nauy xếp loại Tuyến đường du lịch quốc gia.

Sự cầu kì trong thiết kế, ấn tượng với những trải nghiệm thú vị xen lẫn mạo hiểm khi đi trên tuyến đường này khiến nó trở thành cung đường vô cùng ghê rợn cho các tài xế vào mùa bão biển nhưng cũng lại rất nổi tiếng.

Đường Yungas (Bolivia)

Cung đường này được báo chí thế giới đặt cho những cái tên như "Con đường tử thần" hay "Đường đi của số phận", nhằm lột tả thử thách tột cùng nguy hiểm đối với các tay lái khi đi qua đây. Cung đường dài 56km này nối La Paz và Coroico thuộc tỉnh Yungas (Bolivia).


Thác nước San Pedro điểm xuyết cho khung ảnh đầy ám ảnh các tài xế trên cung đường Yungas.

Thác nước San Pedro điểm xuyết cho khung ảnh đầy ám ảnh các tài xế trên cung đường Yungas.

Năm 1995, nó được mệnh danh là con đường nguy hiểm nhất thế giới. Năm 2006, ước tính đã có từ 200-300 người thiệt mạng khi đi qua con đường này. Nếu xuất phát từ La Paz, bạn sẽ đi và leo lên độ cao khoảng 4.650m so với mức nước biển tại La Cumbre Pass, trước khi giảm dần đến độ cao 1.200m tại thị trấn Coroico.

Một bên là vách đá dựng đứng, phía bên kia là vực sâu. Chiều rộng của đường chỉ khoảng 3,2m; tức chỉ vừa một xe duy nhất. Năm 2006, đường Yungas đã được hiện đại hóa song một phần đường "gốc" vẫn được giữ lại và được sử dụng vào mục đích du lịch mạo hiểm.

Đường Victim River (Siberia)


Toàn bộ cung đường được lót những tấm gỗ đã cũ sờn, hai bên không hề có hàng rào an toàn.

Toàn bộ cung đường được lót những tấm gỗ đã cũ sờn, hai bên không hề có hàng rào an toàn.

Tên gọi của con đường này có nghĩa là "Con đường nạn nhân". May mắn là cung đường nguy hiểm này vẫn chưa xảy ra tai nạn thương tâm nào song cũng rất ít người dám lái xe qua đây. Cây cầu cũ không đủ rộng cho một chiếc xe ô tô cỡ lớn, không rào chắn và phía dưới là sông sâu. Bất kì lúc nào, cả người và xe qua đây cũng có thể bị ngã xuống dưới.

Đường từ Shyari đến Ishtyari (Ấn Độ)

5 cung đường nguy hiểm nhất thế giới - 4

Cung đường này xuyên qua những vách núi cao chót vót, bên cạnh đó là vực sâu hút. Các tài xế chỉ cần mất tập trung hay không nhường đường cho nhau, tai nạn thảm khốc có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Đường lên đỉnh Hymalaya (Nam Á)


Góc nhìn của một vị khách ngồi trên ô tô khi leo lên đỉnh Hymalaya.

Góc nhìn của một vị khách ngồi trên ô tô khi leo lên đỉnh Hymalaya.

Đây được xem là cung đường trên bộ nguy hiểm nhất thế giới. Cung đường này có cao độ là 3,5km so với mực nước biển, không có gì khác ngoài bụi, đá sỏi và những vực sâu ngay cạnh tay lái của tài xế.

Cảm giác đi trên cung đường này thực sự thót tim và đáng sợ, với mặt đường có chiều rộng dành cho rất ít loại xe hiện đại ngày nay. Chỉ có ô tô chuyên dụng và mô tô địa hình mới có thể đưa bạn trải nghiệm hết cung đường này.

Theo Dân Việt