LG - Vượt qua khủng hoảng…
Để hấp dẫn khách hàng, các hãng sản xuất không có cách nào khác là cập nhật công nghệ và làm mới thiết kế. Thị trường xôn xao với màn hình trượt, LG có ngay Cookie KP500. Dành cho người ưa nhắn tin là chiếc chatter chuyên nghiệp KS360 với bàn phím QWERTY...
Theo báo cáo tài chính, tổng doanh số của mảng điện thoại di động LG đạt gần 4 tỷ USD với lợi nhuận xấp xỉ 500 triệu USD. Doanh số điện thoại LG bán ra thị trường liên tục tăng, thậm chí còn đạt kỷ lục của hãng trong bối cảnh thị trường di động thế giới có xu hướng giảm.
Minh chứng rõ ràng cho thành công của LG chính là “con át chủ bài”Cookie KP500 với số máy bán ra lên tới 5 triệu chiếc. Với mức giá khoảng 3 triệu đồng, KP500 cho người dùng trải nghiệm về màn hình cảm ứng với nhiều ứng dụng thú vị và giao diện 3D-S Class lung linh sắc màu.
KP500 – Sản phẩm đạt doanh thu kỷ lục trên thị trường
Ngược dòng thời gian, người tiêu dùng Việt Nam mới chỉ làm quen với chiếc điện thoại LG trong vài năm trở lại đây. Sau những bước đi chập chững ban đầu, LG gây dấu ấn đầu tiên trên thị trường điện thoại bằng model Chocolate ngọt ngào hội tụ đủ những đặc tính "made in LG" là thời trang và phong cách trẻ trung.
LG Chocolate đạt doanh số khoảng hơn 20 triệu máy bán ra toàn cầu. Không trông đợi vào một mẫu Chocolate duy nhất để tạo nên thành công. Thị trường di động luôn là một trong những điểm nóng về hàng tiêu dùng với hàng loạt mẫu điện thoại mới với những công nghệ mới.
LG–GD900 – Hứa hẹn thành công mới
Để hấp dẫn khách hàng, các hãng sản xuất không có cách nào khác là cập nhật công nghệ và làm mới thiết kế. Thị trường xôn xao với màn hình trượt, LG có ngay Cookie KP500. Dành cho người ưa nhắn tin là chiếc chatter chuyên nghiệp KS360 với bàn phím QWERTY hay thiết kế sang trọng là Viewty KU990...
Phải nói rằng, LG luôn phản ứng rất nhanh nhạy và kịp thời với xu hướng thị trường. Các sản phẩm mới đều được chăm chút kỹ lưỡng về mặt hình thức, chức năng cũng như cách tiếp cận người tiêu dùng. Và tất cả đều chung một điểm: rất phù hợp với người Việt Nam
…Thành công tại Việt Nam
Như đã nói ở trên, 6 tháng đầu năm 2009, LG Mobile tại Việt Nam đạt doanh số bằng cả năm 2008, tức là đạt doanh số tăng trưởng tuyệt đối 100%. Sự thành công ngoài sức tưởng tượng này của LG Mobile lại là kết quả tất yếu của một quá trình.
Development Team
Năng động, trẻ trung, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc - 4 nhân vật trong nhóm phát triển sản phẩm mobile của LG đã âm thầm tạo nên hạt nhân cho sức bật vượt bậc đó. Họ đã lặng lẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ qúa trình bài bản và công phu để cho ra đời những sản phẩm với tính năng hiện đại, giá thành hợp lý và đặc biệt là phù hợp với thị trường Việt Nam.
Trong thị trường di động với vô số đối thủ cạnh tranh, việc tìm ra một nhóm khách hàng tiềm năng đã là thách thức không nhỏ, lựa chọn sản phẩm, thêm bớt các tính năng để giới thiệu với khách hàng Việt Nam cũng là một bài toán không dễ giải quyết.
Con đường tìm đến đáp án chỉ có thể là tiếp cận người tiêu dùng, hiểu nhu cầu và sở thích của họ để mang tới những sản phẩm phù hợp. Ở giai đoạn đầu, công việc của đội ngũ phát triển sản phẩm như những con ong chăm chỉ là đi tập hợp và xây dựng dữ liệu.
Anh Nguyễn Thế Anh
Nhưng đó mới chỉ là bước chuẩn bị thô để làm nên thành công. Bằng kiến thức và khả năng phân tích bài bản, nhóm phát triển sản phẩm điện thoại di động đã có những đánh giá rất sát về thị trường, nhu cầu khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của LG tại Việt Nam.
Và có lẽ không một lời nói nào có thể miêu tả chính xác nỗ lực, niềm đam mê của đội phát triển sản phẩm bằng chính thành quả mà họ tạo nên: góp phần đưa LG lên vị trí thứ 3 trong số các hãng điện thoại có doanh số lớn nhất thế giới.rong hành trình tìm hiểu thành công của LG Mobile tại thị trường Việt Nam, phóng viên đã có cuộc gặp gỡ khá thú vị với anh Nguyễn Thế Anh - trưởng phòng phát triển sản phẩm điện thoại di động của LGE Việt Nam và các thành viên trong nhóm - "những người hùng thầm lặng" sau thành công của LG.
Anh cho biết quan điểm của mình về vai trò và ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường trước khi chính thức giới thiệu sản phẩm, cụ thể với LG Mobile?
Anh Nguyễn Thế Anh: Quan điểm của riêng mình thực chất chính là bắt nguồn từ quan điểm, phương châm thực hiện của tập đoàn. Theo đó, tất cả các sản phẩm được đưa ra thị trường đều dựa trên những nghiên cứu trước đó về khách hàng, thị hiếu.
Phương châm của tập đoàn là chỉ đưa ra những sản phẩm mang lại giá trị cho khách hàng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Mình lấy ví dụ, trước đây mỗi khi khách hàng nghĩ đến sản phẩm cảm ứng đa điểm đa năng, họ sẽ nghĩ đến một sản phẩm có giá thành cao, khó có cơ hội sở hữu.
Nhận biết được điều đó, công ty đưa ra sản phẩm cảm ứng mà hiện tại là sản phẩm cảm ứng có giá thành thấp nhất trên thị trường. Mình đang nói đến model KP500, một trong những model bán chạy nhất của công ty mình không chỉ ở Việt Nam mà toàn cầu.
Dựa trên những tiêu chí nào để Đội phát triển sản phẩm đưa ra những thông tin chính xác và sát với tình hình thị trường đến thế ?
Anh Nguyễn Thế Anh: Trước tiên, phải kể đến kinh nghiệm làm việc của anh em, cá nhân mình hiện đã làm trong lĩnh vực này được 5 năm kể từ khi ĐTDD của LG mới vào thị trường VN.
Qua những thất bại của các sản phẩm trước đó (giá quá cao, quá kỳ vọng vào thông số kỹ thuật...) mình rút ra nhiều bài học cho các sản phẩm sau này. Tiếp đến là sự tiếp xúc thường xuyên của nhóm mình với khách hàng, mà hầu hết là chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng (những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều nhất). Các thông tin quan trọng về xu hướng phát triển thị trường từ các nước trong khu vực, xu hướng phát triển về công nghệ, nghiên cứu sản phẩm của các hãng cạnh tranh.
Có ý kiến cho rằng nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm tốt là yếu tố quan trọng nhất để sản phẩm thành công. Anh nghĩ sao về quan điểm này?
Anh Nguyễn Thế Anh: Đó cũng chính là cách mà Apple chỉ với 2 sản phẩm đã thành công đến như vậy.
Trong 6 tháng đầu năm, anh cảm thấy hài lòng nhất với doanh số của sản phẩm nào, và có bài học kinh nghiệm nào rút ra từ những lần chưa thành công không?
Anh Nguyễn Thế Anh: Đó là KP175, sản phẩm đa năng, tích hợp tất cả các chức năng cơ bản trong một và có giá thành hợp lý nhất trên thị trường. Để một sản phẩm thành công, trước tiên sản phẩm đó phải có thiết kế, tính năng tốt, sau đó là kế hoạch marketing cho sản phẩm đó phải đúng đối tượng và đặc biệt là phải có một mức giá phù hợp.
Trong quá trình nghiên cứu thị hiếu khách hàng, có lẽ các anh phải tiếp xúc với rất nhiều người tiêu dùng. Có câu chuyện nào thú vị trong những lần tiếp xúc đó mà các anh có thể chia sẻ với độc giả không?
Anh Đức Cường (thành viên nhóm phát triển sản phẩm): LG có một tính năng nhỏ cho ĐTDD, đó là tính năng theo dõi điện thoại sau khi bị điện thoại bị thất lạc. Khi có người nhặt được điện thoại của bạn và gắn SIM của họ vào máy đó thì máy sẽ tự động nhắn tin về 2 số thuê bao mà bạn đã đặt sẵn trong máy.
Đã từng có một khách hàng đến bắt đền LG vì họ bị mất máy mà không tìm lại được vì họ nghĩ rằng chức năng này có thể tìm được máy bị mất. Mình đã phải làm mọi cách để giải thích với họ.
Theo anh, đâu là khó khăn lớn nhất khi giới thiệu một sản phẩm điện thoại di động mới ra cho người tiêu dùng Việt Nam?
Anh Đình Nguyên: Còn tùy sản phẩm đó thế nào. Nếu là sản phẩm độc đáo hay thiết kếv đẹp thì rất dễ. Khó nhất là giới thiệu một sản phẩm mà theo khách hàng là giống với một model nào đó trước đó của đối thủ cạnh tranh. Và sản phẩm đó không có gì khác biệt cả kể cả về kiểu dáng cũng như tính năng.
Mỗi chiếc điện thoại đều mang một phong cách riêng. Dựa theo ý kiến cá nhân, anh sẽ chọn chiếc điện thoại nào làm đại diện cho phong cách của Development Team.
Anh Thế Linh: Mình sẽ chọn chiếc GM730 mà bọn mình đang làm, đây là chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Windows Mobile đầu tiên của LG tại thị trường Việt Nam, đặc biệt model này có giao diện 3D S-class. Đội mình kỳ vọng rất nhiều và hiện đang cố gắng làm