Giá trị nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành một trong những thị trường sản xuất năng động nhất trên thế giới.

Quan điểm của ông về thực trạng xuất nhập khẩu của Việt nam hiện nay?

Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành một trong những thị trường sản xuất năng động nhất trên thế giới. Trong 5 năm, tính đến năm 2015, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 18% và 14% mỗi năm. So với các nước có tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng năm thấp hơn 5% như Philippines và Thái Lan, nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển nhanh rõ ràng. Sự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng tăng trưởng nhanh hơn so với các thị trường lân cận.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào hàng nhập khẩu phi nông nghiệp của Việt Nam, có thể thấy ngành công nghiệp sản xuất vẫn đang trong thời kỳ sơ khai. Điều này phản ánh vai trò quan trọng của các linh kiện nhập khẩu có giá trị cao trong việc hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Việt Nam thường được xem như là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Vậy vai trò của nhập khẩu đối với các doanh nghiệp là gì thưa ông?

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, hầu hết các nhà sản xuất Việt gần như tập trung nhập khẩu hoặc nhập linh kiện từ các nước khác và sau đó sử dụng các linh kiện này để lắp ráp hoặc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Các sản phẩm này sau khi được hoàn thành sẽ được xuất khẩu tới người tiêu dùng trực tiếp ở nước ngoài.

Có thể hiểu được lý do tại sao nhiều công ty sản xuất trong nước có xu hướng tập trung chủ yếu vào xuất khẩu. Các doanh nghiệp này đang tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phát triển nhóm khách hàng của mình. Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước cũng phải nhận thức rằng tăng cường quản lý nhập khẩu có thể nâng cao năng suất và lợi nhuận.

Quản lý nhập khẩu hợp lý sẽ giúp các nhà sản xuất làm chủ tiến độ và giảm thiểu rủi ro chậm trễ. Hơn nữa, nếu các nhà sản xuất nhận được những linh kiện và nguyên liệu thô sớm hơn, họ sẽ có thể xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn và hoàn thành nhiều đơn hàng hơn.

Ông Daryl Tay - Giám đốc điều hành UPS Việt Nam
Ông Daryl Tay - Giám đốc điều hành UPS Việt Nam

Các doanh nghiệp và SMEs phải đối mặt với những thách thức gì trong quá trình nhập khẩu?

Chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường đối mặt với các vấn đề giống nhau trong việc nhập khẩu. Rất nhiều nhà nhập khẩu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ trong quá trình vận chuyển linh kiện. Hầu hết nhà xuất khẩu là người đưa ra quyết định về điều khoản vận chuyển, phương thức thanh toán và hoàn thiện giấy tờ hải quan. Điều này có nghĩa nhà nhập khẩu phải tin tưởng nhà xuất khẩu một cách tuyệt đối.

Ngoài ra, bên nhập khẩu phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như bảo mật thông tin và năng suất. Những thách thức mà các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải đối mặt suy ra cùng là thời gian và chi phí.

Ông có thể nêu ra cụ thể một số giải pháp UPS cung cấp để giúp các nhà nhập khẩu Việt Nam vượt qua những thách thức kể trên được không?

Tại UPS, chúng tôi cố gắng cung cấp một giải pháp toàn diện cho khách hàng, cho phép họ quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển và tạo nhãn vận chuyển mà không cần phải dựa vào bên xuất khẩu, cho phép người nhập khẩu có thể quyết định loại hình dịch vụ nào sẽ phù hợp hơn với mỗi lô hàng trong nước của họ.

Tùy thuộc vào lô hàng nhập khẩu đến từ đâu, UPS có thể gửi đến Việt Nam trong vòng 1-3 ngày làm việc. Dịch vụ nhanh chóng và đảm bảo này cũng được áp dụng cho các lô hàng pallet lớn. Đối với lô hàng ít khẩn cấp hơn, chúng tôi có thể vận chuyển tiết kiệm trong thời gian từ 3-5 ngày quá cảnh tùy thuộc vào nguồn gốc và nước xuất khẩu. Các dịch vụ chúng tôi cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp cân bằng chi phí và thời gian tốt hơn trong khi vẫn duy trì tiến độ sản xuất.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có các giải pháp hỗ trợ các nhà nhập khẩu trong việc tuân thủ các quy tắc thương mại. Giải pháp trực tuyến của chúng tôi giúp bên nhập khẩu hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết dễ dàng hơn khi họ có thể tìm mã số thuế quan và kiểm tra quy định nhập khẩu thương mại nhanh chóng và chính xác, giúp giảm thiểu rủi ro sai sót và chi phí phát sinh.

Theo ông, làm thế nào để dự tính sự thay đổi về nhập khẩu trong thời gian trung và dài hạn? Nhập khẩu có thể sẽ tăng trưởng hơn xuất khẩu không? và nó có thể có tác động gì đến các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Nếu Việt Nam phát triển giống như Trung Quốc, nhập khẩu sẽ tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu khi có sự gia tăng số lượng tầng lớp trung lưu. Nhà nước sẽ tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong vài thập kỷ tới nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của hàng hóa sản xuất trong nước. Mục đích là để đảm bảo 70% nhu cầu của ngành công nghiệp sản xuất trong nước sẽ được cung cấp bởi các ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng sẽ cần thời gian để phát triển, vì vậy chúng tôi nhìn thấy đà tăng trưởng trong nhập khẩu, với nguồn gốc đa dạng hơn sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất trong nước phát triển.

Thương mại điện tử cũng sẽ thúc đẩy sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Theo Bộ Công Thương tổng doanh thu bán hàng trực tuyến đạt 4,9 tỷ USD trong năm 2015, tăng 22,5% so với năm 2014 và xu hướng mua sắm trực tuyến này sẽ còn tiếp tục. Do đó, nhập khẩu hàng hóa thương mại điện tử sẽ tăng và mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp hậu cần trong nước để bù đắp nhiệm vụ giao hàng cho người tiêu dùng.

Ngọc Hương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm