Doanh nghiệp lao đao vì công nợ

Vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những trường hợp thiếu vốn không phải là do làm ăn thua lỗ hay vấn đề nào khác mà vì do khoản công nợ quá lớn chưa thể truy thu được hoặc rất khó truy thu mà có nguy cơ không thể truy thu.

Thực tế cho thấy doanh nghiệp đang loay hoay không biết đâu là nguyên nhân để tìm ra giải pháp cho bài toán nợ công của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp lại không ngờ rằng nguyên nhân lại xuất phát từ chính phía doanh nghiệp đó là: Doanh nghiệp không xây dựng hoặc xây dựng hạn mức tín dụng nhưng không phù hợp cho khách hàng, công tác quản lý hồ sơ công nợ thiếu chặt chẽ, không tìm hiểu rõ bạn hàng trước khi hợp tác, không có đội ngũ nhân viên thu nợ chuyên nghiệp, biện pháp thu nợ chưa hiệu quả.

Người xưa thường nói “Muốn chữa dứt bệnh thì phải biết được căn nguyên của bệnh, từ đó mới chữa trị tận gốc của bệnh”. Vậy căn nguyên đã tìm được còn giải pháp thì ra sao? Theo chúng tôi tìm hiểu từ Công ty CP dịch vụ tài chính và xử lý nợ DFC thì giải pháp cho công nợ chủ yếu là khắc phục các nguyên nhân trên.

Tìm hiểu thông tin bạn hàng trước khi hợp tác

Để đảm rằng đối tác có khả năng thanh toán, nên bước tìm hiểu thông tin về họ là rất quan trọng do đó Doanh nghiệp cần tìm một số thông tin sau để đánh giá: Thông tin tình hình hoạt động SXKD, số lượng nhân viên, các HĐKT, các dự án đang triển khai của bạn hàng, v.v. Khả năng thanh toán. Tình trạng nợ phải trả khách hàng, nợ thuế, bảo hiểm. Tình trạng bị tranh chấp, kiện tụng tại cơ quan chức năng.

Xây dựng hạn mức tín dụng

Phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi là ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Để phòng ngừa và quản lý nợ chặt chẽ các doanh nghiệp cần xây dựng hạn mức tín dụng cho khách hàng. Muốn xây dựng hạn mức tín dụng, phải xây dựng tiêu chí cấp hạn mức như: Quy mô, thị phần trên thị trường; Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, Uy tín trên thương trường của khách hàng…

Khi doanh nghiệp xây dựng được hạn mức tín dụng dựa vào các tiêu chí trên, nếu có các khoản nợ phát sinh; các khoản nợ đó sẽ nằm trong giới hạn cho phép và dễ dàng được Doanh nghiệp kiểm soát. Nên hạn chế được mức độ phức tạp, khó khăn của các món nợ cũng như tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi.

Hoàn thiện hồ sơ công nợ

Muốn thu được nợ, trước hết phải có tài liệu chứng minh khoản nợ là hợp lệ, hợp pháp. Nhiều doanh nghiệp vội vàng đòi nợ thậm chí đã gây căng thẳng với khách nợ trong khi chưa biết hồ sơ còn thiếu và yếu pháp lý. Chính điều này dẫn đến hậu quả khách nợ đã không chịu ký hoàn thiện hồ sơ, nên chủ nợ không đủ điều kiện, căn cứ đòi nợ. Một hồ sơ công nợ đầy đủ có bốn loại tài liệu, bao gồm tài liệu chứng minh việc: “Ký kết, Thực hiện, Nghiệm thu và Kết thúc hợp đồng”. Nếu thiếu một trong bốn loại tài liệu này, doanh nghiệp cần bình tĩnh bổ sung, hoàn thiện trước khi đòi nợ để tránh gây những hậu quả bất lợi về sau.

Xây dựng đội ngũ nhân viên thu nợ chuyên nghiệp

Một khoản nợ muốn thu thành công cần có các yếu tố: Con người, Biện pháp đòi nợ, Hồ sơ đòi nợ, Khả năng trả nợ của khách nợ. Trong số các yếu tố, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu và có vai trò quyết định. Để xây dựng đội ngũ nhân viên thu nợ chuyên nghiệp, Doanh nghiệp phải đào tạo đội ngũ nhân viên cần có: Tâm lý thái độ vững vàng, kiên định, xem số tiền thu được là thu cho chính bản thân. Có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp, kiến thức luật kinh tế, kiến thức xã hội. Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng.

Xây dựng biện pháp đòi nợ

Mỗi khoản nợ có một quy trình, biện pháp đòi nợ riêng, nhưng Doanh nghiệp cần phải xây dựng được một biện pháp, quy trình đòi nợ chung để giúp định hướng nhân viên thực hiện. Muốn xây dựng được biện pháp đòi nợ phải căn cứ các yếu tố: con người đòi nợ, thiện chí khách nợ, mức độ phức tạp hồ sơ, điều kiện thanh toán của khách nợ...Mặc dù có rất nhiều biện pháp, cách thức đòi nợ khác nhau, tuy nhiên theo quan điểm của của công ty CP dịch vụ tài chính và xử lý nợ DFC họ cho biết để thu được một khoản nợ khó đòi cần tuân thủ đúng trình tự các bước đòi nợ sau:

“Nhân viên gọi điện/trực tiếp đòi nợ -> Lãnh đạo gửi văn bản/trực tiếp đòi nợ -> Nhờ Đơn vị mà khách nợ phụ thuộc, lệ thuộc tác động -> Thuê công ty đòi nợ uy tín hoặc khởi kiện ra Tòa, Thi hành án can thiệp.”

Chúng Tôi tin rằng những giải pháp trên đây là bài học và phương thuốc hữu hiệu cho Doanh nghiệp. Vì trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, công nợ là một khoản không thể tránh khỏi được của Doanh nghiệp khi hợp tác làm ăn. Nên Doanh nghiệp không phải tìm cách nào, để mình không có công nợ, Mà phải làm sao, để kiểm soát được khoản công nợ đó mới là hay và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm thông tin về nghiệp vụ thu nợ Quý độc giả vui lòng xem tại website: Thunodfc.com.vn