Bạn đọc viết:

Vụ thụt két tại Cục Điện ảnh: Tiền có thể chảy qua công ty “ma”

(Dân trí) - Nếu với nguồn ngân sách hàng năm cấp cho Cục Điện ảnh để nuôi bộ máy và các hoạt động quản lý khác, chắc chắn không thể thất thoát nhiều tiền như vậy mà không biết... Có thể kế toán Hải đã lập công ty “ma” để chiếm đoạt tiền.

Vụ thụt két tại Cục Điện ảnh: Tiền có thể chảy qua công ty “ma” - 1
Mắc lừa công ty “ma” (ảnh minh họa: thitruongotc.com.vn) 

 

Là một độc giải luôn theo dõi những vấn đề của xã hội, tôi cũng đã đọc toàn bộ các bài viết của các bạn. Ban đầu tôi cũng có những lập luận và suy luận hoàn toàn giống bạn Minh Hiếu. Tuy nhiên, theo tôi, các bạn mới chỉ đánh giá trên khía cạnh thanh toán ở ngân hàng, kho bạc và nguồn tiền nuôi bộ máy. Còn để có thể “qua mặt” được kho bạc, lãnh đạo và kế toán trưởng trong 2 năm thì khó có thể tiến hành theo suy luận của các bạn. 
 

Trong  bài viết này tôi muốn cung cấp cho các bạn một góc nhìn khác của vấn đề. Tôi cho rằng nếu với nguồn ngân sách hàng năm cấp cho Cục Điện ảnh để nuôi bộ máy và các hoạt động quản lý khác, thì chắc chắn không thể có số lượng nhiều tiền như vậy thất thoát mà không biết. Ở đây tôi đưa ra một giả thuyết như thế này:

 

1. Với số lượng tiền nhiều như vậy mà không ảnh hưởng đến hoạt động của Cục trong 2 năm, như vậy số tiền này không thuộc nguồn tiền hoạt động thường xuyên của Cục.

 

2. Việc thất thoát 42 tỷ đồng trong 2 năm sẽ khó có thể xảy ra  đối với các vụ (chỉ có chức năng tham mưu). Nhìn lại chức năng và nhiệm vụ  của các Cục thì có thể thấy Cục vừa có chức năng tham mưu, vừa có chức năng quản lý và điều hành sản xuất (đối với các ngành phát triển kinh tế). Cục có tài khoản, con dấu riêng (không giống như vụ), do đó khoản tiền kinh phí 42 tỷ đồng phải thuộc nguồn vốn từ các dự án của Nhà nước mà Cục là chủ đầu tư.

 

Các dự án đầu tư nằm trong hạng mục nào đó trong chương trình đầu tư phát triển của Nhà nước mà được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thường được triển khai trong nhiều năm (năm nọ gối năm kia) nên mới có chuyện thất thoát bằng ấy tiền mà không bị phát hiện.

 

Mặt khác, các loại dự án kiểu này Cục thường không có chức năng thực hiện mà chỉ có chức năng quản lý (do là chủ đầu tư), nên khi dự án đi vào hoạt động thì thường phải tiến hành đấu thầu. Do vậy, giả thuyết ở đây được phỏng đoán là Nguyễn Thanh Hải là một kế toán viên được phân công nhiệm vụ hoàn tất các thủ tục giải ngân cho các bên trúng thầu theo tiến độ của công việc và theo đề cương của dự án.

 

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để chiếm đoạt 42 tỷ và qua mặt tất cả mà không bị phát hiện? Với lập luận như trên, góc nhìn của tôi là:

 

1.  Nguyễn Thanh Hải đã thành lập 1 công ty “ma” với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đáp ứng được các năng lực yêu cầu của dự án.

 

2. Là người của cơ quan quản lý nên có thể dễ dàng tiếp cận được những thông tin bí mật trong đấu thầu theo nhiều hình thức khác nhau. Nội công ngoại kích, Hải dễ dàng thắng thầu (ở đây cũng không loại trừ có khả năng hậu thuẫn ở nhiều phía từ các nhà quản lý và lãnh đạo Cục).

 

Khi đã trúng thầu thường được tiến hành ứng trước 50% tổng số kinh phí (lượng tiền này sẽ không nhỏ nếu thực hiện nhiều dự án tiến hành trong vài ba năm). Khi đã được hậu thuẫn của chủ tài khoản và kế toán trưởng, Hải dễ dàng có được chữ ký đích thực để làm các thủ tục chuyển tiền vào công ty “ma” và qua mắt được tất cả.

 

Trong quá trình thực hiện dự án theo tiến độ, bao giờ cũng phải nghiệm thu từng phần để chuyển tiếp các phần kinh phí theo hợp đồng, Hải đã làm những báo cáo khống một cách dễ dàng (có thể Hải vừa vai trò “đá bóng”, vừa vai trò thổi còi). Kết cục chỉ được phanh phui khi phát hiện ra đó là công ty “ma” và không có năng lực để thực hiện hợp đồng.

 

Minh Trí 

email:  hungkt2006@yahoo.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm