Tự nguyện theo nghĩa… bóng!

(Dân trí) - Cực chẳng đã, bạn đọc Chuyen anhchangcodon_08616@yahoo.com phải đặt câu hỏi về chuyện “tự nguyện”rằng : “Ở địa phương tôi ở có tổ chức thu các loại quỹ… nhiều lắm. Tất cả đều… tự nguyện, tổng đến 300 ngàn đồng…Mong các bác giải thích giúp hai chữ “tự nguyện” này trong tiếng Việt…”

Phiên giải trình của Bộ trưởng Tài chính trước UB Tài chính Ngân sách
Phiên giải trình của Bộ trưởng Tài chính trước UB Tài chính Ngân sách 
 

Nỗi niềm ai tỏ
 

Người dân sao có thể không ấm ức hơn khi túi tiền của mình đã ngày càng eo hẹp mà vẫn phải đóng góp thêm bao khoản “tự nguyện”… bắt buộc, song hành với danh mục (chỉ có) 73 loại phí, 43 loại lệ phí theo như lời Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, mà chắc chẳng mấy ai có thể nhớ nổi và làm phép tính tổng cộng xem mỗi tháng chiếm bao nhiêu phần trăm so với thu nhập của mình. Chuyện cũng tương tự như học sinh tự nguyện học thêm mà ngành giáo dục cố xóa bỏ bao lâu nay vẫn chưa hiệu quả…

 

“73 loại phí, 43 loại lệ phí và nhiều loại "phí " manh tính chất xã hội. Ôi đau hết cả đầu! Làm sao nhớ và phân loại được đâu là phí, đâu là lệ phí đây? Dân giàu thì nước mạnh. Nhưng thuế,  phí, đóng góp tự nguyện ... nhiều như thế này thì dân làm sao mà giàu được, Trời ơi!?” - Ngoc Long:  longthanh@mail.ru

 

“VN thời bây giờ mà phải đóng góp nhiều quá thế!... Vậy mà các vị giới chức vẫn nói như thế được thì dân đành... botay cham com!”-  Trần Hà:  hanguyenvan12@yahoo.com.vn

 

“Đề nghị Bộ Tài chính công khai danh mục thuế, phí, lệ phí mà mỗi người dân phải đóng cho phường, xã lên các trang báo mạng, tại bảng tin của phường/xã. Để người dân có thể nắm rõ được mình cần phải đóng những gì” - Quỳnh Anh: quynhanhtran84@gmail.com

 

“Thưa ông BT! Nói là "đóng góp tự nguyện" nhưng tổ trưởng, tổ phó dân phố và đại diện mặt trận đến tận nhà ngồi đợi thu. Không góp thì sẽ có nhiều điều khổ cho mình và con cái, nhất là khi đến phường xin nhận xét hồ sơ đi xin việc, kết nạp Đảng... Nói chung là sẽ khó khăn nếu gia đình không "đóng góp tự nguyện". Ở nông thôn còn khổ hơn nữa! Theo tôi, nếu đã gọi là tự nguyện thì cứ để thùng tự đóng góp tại trụ sở phường/xã, xem có ai thật sự tự nguyện bỏ tiền vào đó không?” - Tran Vy:  haanh194466@yahoo.com.vn

 

"Tuy nhiên, ông Dũng xác nhận: có nhiều khoản thu mang tính chất xã hội như quỹ từ thiện, khuyến học; phí xây dựng hạ tầng như làm đường nông thôn; các loại quỹ quốc phòng an ninh, quỹ phòng chống thiên tai… Nhưng đây không phải là phí, lệ phí mà là những khoản đóng góp tự nguyện" - Không biết ông BT có phải đóng các loại phí này hay không mà khẳng định là tự nguyện? Toàn là bắt buộc thôi, không tự nguyện mà được sao!” - Nguyen Hieu:  hieuvt@gmail.com

 

“Đúng là chuyện “tự nguyện bắt buộc” là có thật và diễn ra ở nhiều địa phương… Nhiều nơi còn cho đó là những khoản thu đương nhiên chẳng khác gì tận thu… Nếu dân không đóng góp thì bị cho là chống đối, bị dọa nạt… Còn nói là thu phí cho địa phương thì đó là theo quy định, còn tiền có về được cho nguồn quỹ của địa phương hay không thì lại phải hỏi… người quản lý bãi xe, bến phà…Toàn thấy lấy vé quay vòng, lợi ích nhóm chia chác hay thu khoán. Ví dụ sếp khoán cho bên quản lý, mỗi ngày tính bình quân thu được 5 triệu thì lấy 3 triệu…. Bây giờ có lẽ đâu cũng có chuyện “khoán” như vậy đấy!?” – Pham Truong:  pamtreuong@gmail.com

 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp) 
 

Gánh nặng, gánh nhẹ

 

Khẳng định của BT Tài chính rằng qui định chặt chẽ thì không thể tư lợi, chỉ càng khiến dư luận nảy sinh thêm nhiều… nỗi băn khoăn, ngờ vực và cả suy diễn lan man từ cái gánh đã quá nặng với dân mà vẫn được các giới chức khẳng định: còn chất thêm được nữa (!?)

 

“Thời  nay mà không khác gì cảnh… xưa… Hàng trăm thứ thuế/phí mà người dân phải đóng (phí, lệ phí, tự nguyện...)!!! Đã đến lúc phải rõ ràng, ràng mạch, công khai để dân biết và ủng hộ các loại thuế, phí, lệ phí thực sự thu về cho đất nước. Cần kiên quyết loại bỏ những loại phải đóng góp tự nguyện, vì theo tôi thấy đây là loại đóng góp gây nhiều tiêu cực nhất từ các nhóm lợi ích, như trong ngành giáo dục là một ví dụ. Tại sao không dẹp được nạn nâng giá vé trông xe? Tại sao không dẹp được tệ lấn chiếm hè phố để kinh doanh?... Theo tôi và nhiều người dân, thì tất cả đều do chính quyền sở tại đã có lợi ích trong đó. Vì vậy, dân rất mong các vị đại biểu do dân bầu cần lên tiếng và có hành động mạnh mẽ để giảm những khoản thu  đổ vào đầu dân!” - Đức Tiên:  ductien67@gmail.com

 

“Tôi thấy ý kiến của các ĐBQH là rất bám sát thực tế của đời sống xã hội hiện nay. Tôi và mọi người đều thấy từ lâu tình trạng các loại phí đang đè quá nặng lên cuộc sống của người dân. Ngoài các phí công khai, tương đối minh bạch, thì người dân còn phải "gánh" thêm nhiều khoản phí vô lý khác như: tham nhũng, làm ăn thua lỗ của các DNNN "ông lớn" (Điện, Xăng dầu...) Còn với những khoản phí được cho là người dân "tự nguyện" đóng góp, kể cả để ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, tại các địa bàn phường/xã theo như tôi nhận thấy, cũng là một "vấn nạn" bởi có sự trích phần trăm giữ lại để làm quỹ "chia". Điều đó khiến người dân vô cùng bức xúc. Chuyện phí chồng lên phí là điều cả xã hội đều biết, đều phản ứng rất mạnh. Nhưng các cấp chức năng vẫn cứ mãi "giải quyết" theo kiểu họp hành rồi lại phản ánh như thế này thì không tác dụng gì. Bởi ai cũng  biết "gốc" của vấn đề là vướng ở "cơ chế", là từ chính tư duy và cách làm việc của CON NGƯỜI. Cần phải thay đổi gấp!” - Tran:  tran_minhthuy2002@yahoo.com

 

“BT nói qui định chặt chẽ thì không tư lợi ư? Lẽ nào lại thêm 1 “học giả ngồi trên mây” nữa? Chán thật! Tôi thấy qui định của Bộ chỉ để… tham khảo và ràng buộc trách nhiệm thôi, quan trọng là người thực hiện kia…. Khổ, khổ, khổ… dân quá khổ rồi, thưa BT!” - Hoai Duc:  hoai_tcvt@yahoo.com.vn

 

“Quy trình chặt chẽ mà không ai giám sát thì cũng bằng thừa. Cứ về nông thôn sẽ thấy cán bộ xã, quận, địa phương làm khổ dân như thế nào! Nhưng tại sao dân biết mà người quản lý lại không biết…?” - Long Pham:  nguyenthanhphong20179@gmail.com

 

“Bác Dũng ơi! Bác nói các khoản thu trên là  tự nguyện, có nghĩa là người dân muốn đóng thì đóng, không đóng thì thôi, đúng không? Bác cứ xuống một xã/phường nào bất kỳ, hỏi dân xem họ nói về  những khoản đóng góp tự nguyện đó như thế nào!” - Hai Lúa:  khongbagio@yaho.com

 

Dân VN ta mà xem ra nhiều người vẫn đang cần được giải thích rõ hai chữ “tự nguyện” bằng tiếng Việt, bởi nếu theo nghĩa đen thì gánh nhẹ  hơn rất nhiều so với theo nghĩa bóng!

 

Kiều Anh