Nếu các nhà sư phạm tiếp thu ý kiến thì đã không phải bàn

(Dân trí) - “Tôi nhận định bạn đang nói đùa về vấn đề những nhà sư phạm. Nếu họ tiếp thu đã chẳng thành chủ đề “biết rồi khổ lắm nói mãi”” - Nguyen Thi Lan phản hồi bài “Phụ huynh cần nâng cao vai trò và thẳng thắn trao đổi” của Tran Thanh Tung: tungtranthanh.vn@gmail.com.

Bạn Nguyen Thi Lan: tranthi_no2003@yahoo.com nêu rõ: “Tôi nghĩ các cháu học tiểu học không nên học thêm, vì thật ra các cháu chỉ cần nắm chắc kiến thức trên lớp là đã thành công. Vì thế tôi không cho cháu con tôi đi học thêm và kết quả là tất cả các kỳ thi cháu đều được 9, 10. Nhưng đến kỳ thi cuối các cô chẳng cho cháu tập đọc, chỉ có một số cháu kiểm tra tập đọc mà không phải ngày thi sau đó cháu nào cũng có điểm. Con tôi chẳng hiểu các cô chia thế nào được 8,48 như vậy là chưa đủ 8,5 để xét học sinh giỏi. Vậy là chỉ thiếu có 0,02 mà cô giáo nhất định không khuyến khích vì cháu không đi học thêm. Mà hơn nữa trong các kỳ thi cháu vẫn luôn được 9, 10. Vậy nên vấn đề bạn nêu tôi cho là: Không tưởng!” 

 

Bức xúc trước sự tồn tại công khai của nạn lạm dụng thu chi trong giáo dục, người trong ngành như Bùi chính: chínhxd4@gmail.com cũng phải lên tiếng: “Tôi cũng là bậc phụ huynh có con đi học lớp 1, thường thì vợ tôi đi họp phụ huynh, còn tôi nếu bất khả kháng thì tôi phải đi. Lý do đi họp phụ huynh thì chỉ có thông tin 1 chiều, vì có ý kiến có lợi cho nhà trường thì không sao, nhưng nếu ngược lại thì (gia tài) của mình sẽ bị để ý cẩn thận. Thôi đành tặc lưỡi cho qua. Tôi cũng là người trong ngành GD mà cũng không chịu được, thì thử hỏi các bậc phụ huynh khác sẽ ra sao. Theo tôi, công việc đầu tiên các trường cần làm khi tổ chức họp phụ huynh là nên cho địa chỉ email của nhà trường cho phụ huynh đóng góp ý kiến trước và các thắc mắc của phụ huynh sẽ được Hiệu trưởng đích thân trả lời.  Chứ cái kiểu bắt làm đơn tự nguyện đóng các loại tiền do nhà trường tự làm, phụ huynh chỉ việc điền vào chỗ có sẵn thì... bó tay!”
 
Nếu các nhà sư phạm tiếp thu ý kiến thì đã không phải bàn - 1

(ảnh minh họa - nguồn: internet)

 

“Xã tôi ở là CỔ NHUẾ thấy các mẹ kêu cô giáo bắt phụ huynh các cháu mới vào lớp 1 đóng 2 triệu để mua laptop và máy chiếu cho các con học. Tôi thấy thật nực cười, vì không thấy công văn nào của Bộ và Sở quy định điều này. Gây mất lòng tin vào ngành nhà giáo. Tôi đề nghị các cấp ngành liên quan làm rõ vấn đề này” - daoquoctuan: quoctuan.machinist@gmail.com bất bình. 

 

“Là một phụ huynh tôi cũng rất bức xúc. Con tôi mới chỉ học lớp 1 mà có biết bao nhiêu là loại sách vở:  + Buổi sáng : vở ghi đầu bài, vở toán ô ly, vở tập làm văn, vở luyện từ và câu, vở chính tả, vở rèn chữ, vở mĩ thuật, vở ngoại ngữ. vở tập viết..... + Buổi chiều: vở hướng dẫn học, vở luyện tập và thực hành toán, vở luyện tập và thực hành tiếng Việt ...... Tôi rất đồng tình với bài viết của bạn. Chúng ta cần thẳng thắn trao đổi với nhau. Nhưng ai là người rút kinh nghiệm đây?  rất mong ý kiến của các bạn” – chanhatb: chanhatb@gmail.com mong đợi câu trả lời. 

 

“Việc giáo viên bắt ép phụ huynh hoc sinh cho con đi học thêm hoặc phải 'quan tâm' đến thầy, cô dưới hình thức tự nguyện là hoàn toàn có thật. Ai đời tiểu học từ lớp 1 đã học thêm. Ở lớp các cô dạy lớt phớt sau đó bắt học sinh đến nhà học thêm. Có 2 nguyên nhân xảy ra:

1. Do số lượng HS quá đông (có lớp ở thành phố lên đến 50 HS).
2. Giáo viên muốn có thu nhập nên ép HS học thêm - nếu không học thì trù dập (hiện tượng này xảy đa phần trên thành phố - tất nhiên không phải tất cả các giáo viên đều thế nhưng là số nhiều).

Tôi thật đau lòng cho sự xuống cấp về đạo đức trong ngành giáo dục. Tôi có một ý đóng góp nhỏ để mọi người nghiên cứu (nhớ là nghiên cứu nhé vì khó đổi mới được lắm khi nạn tham nhũng vẫn còn) - Phuha: phuha171@yahoo.com.vn nhắn nhủ.

 

“Tôi thấy bây giờ các trường nhiều kiểu làm tiền lắm,thí dụ trường THCS Khương thượng Đống đa HN.đầu năm đóng các quỹ 1,8tr, trong đó học thêm 1 tháng là 750 nghìn, quỹ trường 450 nghìn, quỹ lớp 350 nghìn... trong khi đó học phí chỉ có 200 nghìn/thg.Vô lý quá, thà học phí cao lên nhà nước còn có thu, cứ như thế này chỉ khổ học sinh để giáo viên 'quay tiền' thôi. Nhà trường con tự lập danh sách xin học thêm, rồi giao phụ huynh ký vào” - đo chi thanh: ditimcônglybângbluc@yahoo.com   

 

Tương tự, nguyen huong: yenhuong4193@gmail.com cũng nêu thắc mắc và mong Bộ GD&ĐT sớm có biện pháp: “Tôi thấy rất bức xúc khi đi họp phụ huynh đầu năm học vì bị đóng tiền quá nhiều. Thật sự tôi không dám nói. Tôi xin được hỏi các khoản tiền nộp như sau có đúng không. Quỹ lớp 400 nghìn (học kỳ 1), mua điều hòa: 550nghìn... tổng cộng gần 3 triệu đồng (chưa kể tiền học phí và tiền ăn). Thật sự mà nói không có một phụ huynh nào dám nói trong đó có tôi. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT phải có bảng giá quy định đối với ban phụ huynh lớp và ban phụ huynh nhà trường. Tôi thấy mới học có lớp ba mà đóng tiền quá nhiều. Tôi xin cảm ơn”

 

Và có lẽ trăn trở của Trương Văn Tiết (Hà nội):  truongvantiet9@gmail.com cũng điều mà cả xã hội đang đi tìm câu trả lời: “Những điều này thì Bộ trưởng, Giám đốc các sở, Trưởng phòng giáo dục đào tạo các quận, huyện đều biết cả. Tại sao các vị cứ phải  có ý kiến của các bậc phụ huynh? Tôi nghĩ, ngành giáo dục quá tiêu cực khiến phụ huynh không thể nhìn các thầy, cô giáo bằng con mắt tôn sư, trọng đạo nữa rồi. Nếu không chấn chỉnh ngay, nền giáo dục của Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?”

 

Trần Bách