Nâng cao trách nhiệm nêu gương trong Đảng

Lâu nay, nhiều cấp uỷ Đảng thường chú trọng công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng mà ít quan tâm đến chất lượng đảng viên.

Trong 2 bài trước của loạt bài Xây dựng Đảng, VOV đã đề cập tình trạng nhiều bạn trẻ “nhạt Đảng, khô Đoàn”. Không ít bạn trẻ suy giảm niềm tin khi nhìn thấy những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Tại Hội nghị Trung ương 8 vừa kết thúc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tập trung xem xét, quyết định ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung Đảng phải gương mẫu đi đầu thực hiện.

Đề cao trách nhiệm nêu gương với những quy định cụ thể, dễ nhớ, dễ làm và dễ kiểm tra, giám sát đã nhận được sự đồng tình của cán bộ, đảng viên cùng các tầng lớp nhân dân.

Phát triển đảng viên để bổ sung những người ưu tú, trẻ trung, giàu nhiệt huyết, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng là một yêu cầu khách quan. Làm sao để không còn tình trạng một bộ phận thanh niên ngại vào Đảng? Làm sao để Đảng có sức hút đối với các bạn trẻ?. “Đảng tự đổi mới, nâng cao trách nhiệm nêu gương” là giải pháp cho vấn đề này.

Lâu nay, nhiều cấp uỷ Đảng thường chú trọng công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng mà ít quan tâm đến chất lượng đảng viên. Những năm gần đây, Đảng tiếp tục đổi mới công tác phát triển đảng viên với nhiều giải pháp cụ thể.


Lâu nay, nhiều cấp uỷ Đảng thường chú trọng công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng mà ít quan tâm đến chất lượng đảng viên.

Lâu nay, nhiều cấp uỷ Đảng thường chú trọng công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng mà ít quan tâm đến chất lượng đảng viên.

Ông Vũ Ngọc Hoàng, Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, phát triển đảng viên nên lấy chất lượng làm mục tiêu. Ông nói: “Phải thay đổi cách đánh giá, thế nào là người tốt, thế nào là người có năng lực?. Người tốt và có năng lực là người dám có tư duy độc lập và dám thể hiện chính kiến của mình đối với những điều mình không nhất trí, kể cả những vấn đề thuộc đường lối của Đảng. Họ có ý kiến có nơi, có chỗ. Ta cần những người đó, chứ không cần những người nói suông, hô khẩu hiệu suốt”.

Theo đó, các cấp uỷ phải vừa nâng cao năng lực của đội ngũ đảng viên; vừa tích cực bổ sung người ưu tú, trẻ trung vào hàng ngũ của Đảng. Muốn bổ sung nguồn sinh lực trẻ cho Đảng, các cấp uỷ phải tự đổi mới cách đánh giá, không chạy theo số lượng. Các cấp ủy cũng phải chủ động phát hiện người tài giỏi, đạo đức tốt để rèn luyện, bồi dưỡng và bổ sung cho Đảng; ngăn ngừa người có động cơ không trong sáng, kẻ cơ hội “chạy” vào Đảng.

Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, Đảng cần tiếp tục đổi mới hình thức lẫn nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho phù hợp với xu hướng thời đại; thông tin nhanh nhạy, đa chiều về tình hình trong nước và quốc tế. Công tác này phải có sức thuyết phục, lan tỏa, tạo hiệu ứng tốt trong Nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hồ Tấn Sáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ủng hộ quan điểm tự đổi mới, cởi mở hơn trong việc đánh giá, rèn luyện và tạo nguồn phát triển đảng viên.

“Tất cả những ai ủng hộ nền độc lập này, ủng hộ cho sự phát triển của dân tộc này, ủng hộ không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động và đóng góp cho sự phát triển của dân tộc này thì đó chính là đối tượng để phát triển Đảng. Tiêu chuẩn vẫn là đức và tài được kiểm chứng bằng thực tế, phải bám vào thực tế, thông qua thực tiễn đóng góp cho đất nước thì những người đó xứng đáng kêu gọi để họ tự giác vào Đảng”- Phó GS-TS Hồ Tấn Sáng nói.


PGS-TS Hồ Tấn Sáng trả lời phỏng vấn VOV

PGS-TS Hồ Tấn Sáng trả lời phỏng vấn VOV

Tại các tỉnh miền Trung, một số cấp uỷ Đảng hiện vẫn còn nặng về lịch sử chính trị. Nhiều cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy quá thận trọng, dè dặt khi xem xét lịch sử chính trị khiến một số quần chúng tốt chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Có trường hợp cấp ủy địa phương chưa thẩm tra, xác minh kỹ đã cho rằng lý lịch của người xin vào Đảng không rõ ràng, có vấn đề phức tạp. Cần thấy rằng, đằng sau những lời nhận xét này là sinh mệnh chính trị không chỉ của một đời người mà ảnh hưởng tới nhiều gia đình, tộc họ của những người này.

Theo ông Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam thì khi đánh giá một con người cần xem xét thận trọng về động cơ, chính trị hiện tại, không nên buộc họ phải chịu trách nhiệm về quá khứ không thuộc về họ. Thời gian gần đây, tiêu chuẩn chính trị của người vào Đảng đã có sửa đổi, giữa lịch sử chính trị và chính trị hiện nay thì coi trọng chính trị hiện tại. Ông Lê Văn Dũng đề nghị nên nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ trong việc xem xét, kết nạp đảng viên”

“Tôi nghĩ rằng cần xem xét động cơ phấn đấu của những quần chúng tốt trong điều kiện phát triển mới này để kết nạp vào Đảng. Nơi nào mà cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ có trách nhiệm xem xét thật tốt thì sẽ có nhiều quần chúng đứng vào hàng ngũ của Đảng. Cũng có một số nơi, việc xem xét này cũng dè dặt, kỹ lưỡng. Sự dè dặt này tôi nghĩ cũng phải xem xét kỹ lưỡng và thông thoáng”- ông Lê Văn Dũng nói.


Ông Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam.

Ông Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam.

Tháo gỡ những khó khăn trong công tác phát triển đảng viên đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết, cần chú ý phát triển Đảng trong thanh niên, học sinh, sinh viên. Tổ chức Đoàn phải thường xuyên bổ sung nguồn sinh lực trẻ cho Đảng với những đảng viên trẻ, chất lượng cao. Các tổ chức đoàn thể cũng thông qua các hoạt động thực tiễn, chủ động phát hiện, giới thiệu cho Đảng nhiều quần chúng tốt. Một khi các tổ chức đoàn thể cùng cả hệ thống chính trị tạo ra các giá trị mới bằng cách nâng cao đời sống người dân, có sức hút và tập hợp được các tầng lớp Nhân dân thì công tác phát triển đảng viên sẽ có chuyển biến mới.

Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã yêu cầu các cấp ủy Đảng, nhất là Đảng ủy Khối doanh nghiệp tạo điều kiện hướng dẫn, khuyến khích các các doanh nghiệp phát triển tổ chức Đảng và đảng viên.

“Ở nơi nào mà tổ chức Đảng mạnh, người làm công tác Đảng biết cách phối hợp giữa tổ chức Đảng với chủ doanh nghiệp, với Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp đó thì mới xây dựng được tổ chức đảng ở đó mạnh, tạo ra tính tiên phong, gương mẫu cho người công nhân học tập, noi theo và phấn đấu vào Đảng. Còn nơi nào mà ở đó chi bộ sinh hoạt còn mang tính hình thức thì vai trò của Đảng bị mờ nhạt. Cho nên, mấu chốt vẫn là chi bộ cơ sở và tính tiên phong gương mẫu của đảng viên ở cơ sở”-Ông Lê Viết Chữ chia sẻ.

Đã là đảng viên, dù ở cương vị nào cũng phải thường xuyên nêu cao và hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân. Sự gương mẫu của mỗi đảng viên chính là hình ảnh trực quan tạo niềm tin yêu đối với Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở cán bộ, đảng viên, dù ở địa vị cao hay thấp và ở đâu cũng phải gương mẫu, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện “Miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì lối “quan” chủ; Miệng thì nói “phụng sự quần chúng” nhưng làm trái ngược với lợi ích của quần chúng”.


Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi trao đổi với phóng viên VOV

Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi trao đổi với phóng viên VOV

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, người có nhiều năm làm Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ : “Phải bắt đầu từ công tác phát triển đảng viên mới. Xem đây là khâu đầu tiên để sàng lọc đội ngũ đảng viên thực sự tiên phong gương mẫu. Và từ đó hình thành nên đội ngũ cán bộ toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân”.

Đảng đã xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo bằng đường lối đúng đắn; bằng sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thời gian gần đây, Đảng nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu. Ông Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương cho rằng, từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp chiến lược, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nâng cao trách nhiệm nêu gương từ lời nói đến hành động cụ thể, nói đi đôi với làm.

“Những người cán bộ lớp đi trước phải nêu tấm gương tốt cho lớp trẻ. Qua tấm gương tốt đó lớp trẻ tin hơn vào con đường cách mạng và quyết tâm học tập làm theo. Việc nêu gương này phải được nêu gương từ trên xuống dưới, tức là từ Trung ương nói chung và các Ủy viên Trung ương, là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, xuống từng cấp là những người đứng đầu ở Tỉnh ủy, trong Ban Thường vụ của cấp ủy địa phương cũng phải làm việc nêu gương đó. Khi Trung ương nêu tấm gương trước thì sẽ có sự chuyển động mạnh trong đảng”- Ông Hà Đăng nói.

Song hành với các giải pháp nâng cao trách nhiệm nêu gương của mỗi đảng viên, tổ chức đảng và người đứng đầu, Đảng cũng đã và đang tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy định, xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, khắc phục những yếu kém, hạn chế trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí... Những vướng mắc từ thực tế công tác phát triển đảng viên mà chúng tôi đề cập trong loạt bài này cũng đã được các cấp ủy đảng báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, bổ sung. Tất cả đều phải đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên hết; biết gần dân, trọng dân, học dân; nghe dân nói, nói dân hiểu và làm cho dân tin./.

Nhóm PV/VOV-miền Trung