ĐH công lập, dân lập, tại chức: Mọi sự so sánh đều khập khiễng?

(Dân trí) - “Không thể đánh giá ở góc độ tại chức hay chính quy mà phải xét đào tạo của các trường như thế nào: Đánh giá đầu vào, đầu ra sau đó đến quy trình đào tạo như thế nào thì mới phản ánh thực trạng được...” - Quang: ngocquangvthn@gmail.com nêu quan điểm.

Tiếp đó Quang: ngocquangvthn@gmail.com cũng cho rằng mọi sự so sánh trong giáo dục đều khập khiễng, thậm chí còn phân tích giữa những cái được và không trong việc học ở Đại học công lập và tại chức. “ĐH chính quy thể hiện đúng bản chất của năng lực nhưng môi trường không tốt thì năng lực cũng sẽ bị mai một. Người học tại chức không hẳn không có năng lực nhưng nhiều lý do không được đào tạo cơ bản, nhưng với sự vươn lên trong CS họ cùng có quyền tự trang bị cho mình vốn kiến thức trên giảng đường và kiến thức CS.

 

Tôi đơn cử SV chính quy ra trường các DN tuyển dụng bằng hình thức phỏng vấn, họ chỉ nắm được trên lý thuyết còn thực hành hầu như không có. Một minh chức về chuyên nghành QTKD, nhà tuyển dụng yêu cầu anh lập 1 bộ hồ sơ vay vốn, SV chính quy không làm được. Do vậy ở đây mọi sự so sánh đều khập khiễng”.
 
ĐH công lập, dân lập, tại chức: Mọi sự so sánh đều khập khiễng? - 1

(ảnh minh họa - nguồn ảnh: blog.yume.vn)

 

“Mình thấy sự phân biệt giữa bằng tại chức và chính quy là vô lý với các sinh viên tại chức. Hầu như bây giờ ở bất cứ cơ quan hành chính nhà nước nào cũng đòi hỏi bằng chính quy mới cho thi công chức. Thậm chí đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh...cũng chỉ tuyển nhân viên có bằng chính quy. Nếu cứ như vậy thì những người học tại chức ra trường có rất ít cơ hội làm việc. Tôi đã thấy nhiều người làm trong các cơ quan nhà nước cũng có bằng đại học chính quy vậy mà không hiểu tại sao những việc đơn giản cũng không làm được trong khi đó nhiều người chỉ học tại chức lại làm việc rất tốt. Vậy có nên phân biệt bằng cấp như thế không? Mình nghĩ cứ dựa vào năng lực thực chất và kết quả công việc mà đánh giá” - changeo: changeofmica@gmail.com nêu.

 

Ngược lại Hoaithanh: acc@anphachem.com tán thành với bài viết Sự cảnh báo sau lời từ chối của tác giả Lê Chân Nhân bởi cái gì cũng phải có giá của nó. Đầu vào Đại học công lập khó, học vất vả thì tất yếu đầu ra phải dễ dàng hơn cũng như việc được ưu ái hơn là chuyện bình thường:

 

“Không thể đánh đồng tất cả được, những người ngày đêm đèn sách, vất vả lắm mới thi được vào trường đại học công lập, và cũng có những người chẳng phải học gì, chỉ cần ít tiền hoặc kiến thức sơ sơ cũng đậu đại học dân lập, đại học tại chức. Vậy cớ gì khi ra trường lại đánh đồng họ với nhau. Cái gì nó cũng phải có giá của nó. Trước kia khi mình đậu đại học thì mọi người trầm trồ và ngưỡng mộ lắm, vì nếu đậu đại học tức là phải học khá trở lên, nhưng bây giờ mình thấy 2 chữ “đại học” nó thường quá rồi, bởi vì bạn chẳng cần giỏi bạn cũng có thể đậu vào ĐH dân lập và ĐH tại chức”

 

Cùng quan điểm, hà mai hiên: hoasua21_10@yahoo.com nhận định: “Theo tôi biết hiện tại có rất nhiều các tỉnh thành trong cả nước đã từ chối bằng đại học dân lập và tại chức. Vì nói cho cùng ai cũng biết chứ phải không biết và những người đi học tại chức là những người hiểu vấn đề này rõ hơn ai. Có chăng họ không muốn nói ra. Bởi một xã hội đang chạy theo bằng cấp như hiện nay thì ai ai đi học cũng cố gắng giành được cái bằng đại học để cho bằng người bằng ta nên dẫn đến chất lượng kém.

Học tại chức thì quản lý kém, sinh viên tại chức chủ yếu học bằng tiền, thậm chí là không đi học mà là đi thuê học. Như vậy thì lấy đâu ra kiến thức chứ. Đặc biệt mùa tuyển sinh năm nay đã cho thấy rõ điều đó. Các trường đại học thì mọc lên như nấm. Có bao giờ ngành sư phạm tuyển sinh viên đầu vào bằng điểm sàn không? Và không biết các em sinh viên với điểm như vậy đã rõ rồi thì khi vào trường các em sẽ học cái gì và sau 4 năm học ra trường các em sẽ dạy ai. Nhìn vào đó mà thấy ái ngại cho cả một thế hệ. Tôi nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét lại việc thành lập các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học tỉnh. Đến những trường có tiếng từ trước đến nay đã có rất nhiều khoa không tuyển đủ chỉ tiêu thì các trường đại học tỉnh có đầu ra sinh viên chứ. Để chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có chất lượng cao thì chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn lại việc thành lập các trường đại học tỉnh”.

  

Trong khi đó nick Người tại chức: lerosy@yahoo.com lại thấy việc phân biệt đối xử giữa bằng chính quy và dân lập là việc làm không công bằng, bởi không phải ai học dân lập hay tại chức đều lười nhác và học lực kém:

 

“Mọi người đều cho rằng học tại chức là chỉ biết chạy chọt để có bằng cấp hoặc chỉ học đại để có cái bằng đại học. Xin thưa rằng tôi không thấy giống như vậy. Tôi hiện là một sinh viên theo học tại chức ở trường ĐH Kinh tế. Mỗi môn học thầy cô đều yêu cầu chúng tôi làm bài tập, làm thuyết trình, điểm danh, làm bài kiểm tra,... Nói chung là bản thân tôi cảm thấy học còn khó hơn so với hệ chính quy hay đại học công lập (tôi từng tốt nghiệp trung cấp hệ chính quy).

 

Bản thân tôi thấy việc học của chúng tôi rất nghiệm túc (dĩ nhiên tôi không biết các trường khác như thế nào). Mỗi điểm số mà chúng tôi có được đều bằng sự nỗ lực của bản thân chứ không phải được lót bằng tiền như đa số quý vị đang nghĩ. Hơn nữa theo tôi biết thì liệu chăng việc chạy điểm không diễn ra ở các trường công lập? Chất lượng đào tạo là phải nói đến năng lực của người học sau khi ra trường chứ không phải dựa vào tên bằng cấp. Nếu chỉ biết bằng cấp nói lên tất cả thì tôi nghĩ nên dẹp bỏ trường dân lập và hệ tại chức thì sẽ không phải suy nghĩ nhiều và tốn nhiều giấy mực đến thế”. 

 

Với một quan niệm hoàn toàn mới về việc chọn trường học của bạnst: bachynuhiep@yahoo.com cho thấy không phải trường ngoài công lập nào cũng kém chất lượng, vì thế việc tước bỏ cơ hội của những người không theo học chính quy là không công bằng:

 

“Nếu mình có tiền, mình sẽ cho con học mẫu giáo - tiểu học - trung hoc .. . dân lập quốc tế, nói chung mình là người học chính quy, mình hiểu thế nào là chính quy và chỉ được bọc một lớp vỏ ngoài tốt đẹp thôi, chứ trong thì nhiều điều đáng nói lắm. Có thể, con mình sẽ không được nhận vào làm ở một cơ quan nhà nước, nhưng ít ra cháu nó sẽ học được nhiều thứ mà công lập hầu như không có: tính tự lập, sự tư duy cuộc sống, con mắt nhìn và đánh giá mọi hiện tượng ... và quan trọng là đứng lên bẳng đôi chân chứ không phải chạy chọt, nịnh nọt...

 

“Theo tôi thì cái gì cũng có mặt trái. Học công lập chưa chắc đã hoàn hảo mà còn nhiều yếu tố tạo nên thành công của con người, chứ đừng nhìn vào tấm bằng tại chức và công lập để phân biệt. Tôi thấy thế là hơi kỳ thị những người tại chức chưa chắc đã là người không tốt, chẳng qua vì một lý do nào đó mà họ không theo học được các trường công lập. Mọi người đừng nhìn vào tấm bằng mà hãy nhìn vào những gì mà họ làm” - quan: cathaylifequang@gmail.com hy vọng một sự công bằng, minh bạch trong các kỳ thi tuyển.

 

Trần Bách

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm