Để miếng ngon nhớ lâu…

(Dân trí) - Theo cách nghĩ truyền thống “tốt phô ra, xấu xa đậy lại” thì tình trạng “bún mắng, cháo chửi” ở Hà Nội lẽ ra phải…ém nhẹm đi, bởi càng đụng vào càng dễ động chạm, gây tranh cãi. Nhưng cứ bỏ qua thì nghịch lý cái xấu lấn át cái đẹp vẫn còn đó.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Quyền lựa chọn

 

Không hẳn câu “khách hàng là Thượng Đế” luôn đúng và được tôn trọng ở VN ta, nhưng có một điều rất rõ ràng rằng tiền ở trong tay ta, quyền lựa chọn cũng trong tay ta, nếu vẫn chấp nhận món gia vị khó nuốt “mắng chửi” thì đúng như cổ nhân đã dạy: Trước tiên hãy tự trách mình! Nhưng sự việc có hẳn đúng như vậy không? Có lẽ cũng nên tham khảo thêm lý giải từ chính một số khách hàng:

 

“… Tôi thấy hiện tượng các vị nói không phải phổ biến vì:

 

1- Những cửa hàng giá bình dân mà sạch sẽ thường hay mua đồ sẵn về chế biến.

 

2- Những hàng trông không sạch sẽ lắm nhưng lại rẻ và ngon vì họ lựa chọn đồ về làm theo công thức riêng, song ở mặt phố đông khách nên chật chội và không gọn gàng.

 

3- Hàng đông nên người làm thường là đi thuê ở quê ra  (chủ không đứng bán vì phải quản lý bí quyết).

 

4 - Quả thực cũng do khách nữa.. Ví dụ đi ăn phở  có khi đòi hỏi phải có thêm giá sống. Thấy khách lạ, để giữ thể diện cho khách họ không trả lời, bị coi là khinh người. Khách không biết tiếp tục đòi hỏi...dễ thành to tiếng… Tôi tin là chủ chẳng ai xui nhân viên của mình chửi khách để làm quảng cáo cả.

 

Ở HN người đi ăn hàng có 2 loại: + Ăn chơi: phải sang trọng, cầu kỳ, lấy vui là chính. + Ăn quà: không quan trọng cửa hàng thế nào, thái độ ra sao, miễn là ngon (họ ở gần nên chủ quán không dám nặng lời). Tôi tin người HN không tới mức độ đó đâu (theo gia phả của nhà tôi, tôi là đời thứ 2 (xin lỗi không khoe) nên tôi hiểu” - Son:  sonpgd@gmail.com

 

“Tôi gắn bó với HN chưa lâu, nhưng đủ hiểu được cái câu ‘cháo chửi’. Nguyên do là vì nhiều người mua quá, ai cũng vội nên hỏi xem đã tới lượt chưa. Bà chủ mồ hôi nhễ nhại, không ai phụ giúp nên bực. Nhưng lúc đầu cũng chỉ thốt lên "sắp rồi, sắp rồi"… dần dà mới thành "không chờ được, đi chỗ khác mua đi". Ấy, đấy là ‘cháo chửi’. Chứ còn cái kiểu chửi như bài báo đưa hình lên thì hơi quá đáng. Tôi đi ăn phở bò ở HN nhiều nơi, nhiều quán, nhưng thực ra thấy cũng bình thường không ngon, nhiều bột ngọt quá. Xem ra mới thấy phở bò không có gốc ở HN mà là ở Nam Định…. Nhưng phở gà thì phải nói là ngon và có vị lạ. Ngon nhưng phải sạch, sạch từ đồ ăn đến cử chỉ, tiếng nói. Ấy mới là người HN” - Hunghv75:  hunghv@spt.vn

 

“Các bạn chưa biết hết rồi. Thực ra cháo chửi đâu phải là khách hàng bị chửi đâu, cháo ở đó rất ngon, tôi đến còn thấy thái độ phục vụ đối với khách rất niềm nở. Nhưng khi về thì thấy bà chủ quán chửi mấy nhân viên, tự dưng mất hứng. Từ sau lần đó cạch luôn, không quay lại vì bản thân mình thấy khó nghe và ô tạp quá  (cho dù chỉ là chửi mắng nhân viên nhưng cũng không nên)” - Phung Thanh Huong: huongpt05@gmail.com

 

 “Vấn đề là chủ quán đâu có bắt khách chọn mình? Đó là do khách thôi. Tôi thấy người HN nói chung cũng dễ tính thật, chứ gặp tôi mà chủ quán có thái độ như thế tôi tẩy chay luôn. Quán không còn khách xem họ có thay đổi thái độ không? Không ăn quán đó thì ăn quán khác, có phải thiếu món ăn ở quán đó là mình không chịu được đâu. Có mỗi cái chuyện này mà cứ lên báo hoài, rõ khổ!” - Nguyễn Đình Thanh:  thanhtrong_vinhnghean@yahoo.com
 
(ảnh minh họa: AFP)
(ảnh minh họa: AFP)
 

Quyền quyết định

 

Ít nhất trong lĩnh vực ăn uống này, khách hàng có toàn quyền kể cả lựa chọn và quyết định.Vậy thì tình trạng “mắng chửi” vẫn có đất sống lẽ nào không phải do chính chúng ta tạo điều kiện, thậm chí còn nuôi dưỡng cho…cỏ độc lan tràn?

 

“Vậy nhưng không ít người HN vẫn cứ ăn, mặc nhiên chấp nhận cái sự sỉ nhục ấy như là một thứ gia vị phải có trong món ăn của họ?” - Trần Lê:  tranle@yahoo.com

 

“Chuyện này mình nghe từ lâu rồi, phải lên án để chấm dứt vì 1 thủ đô văn minh - lịch sự” - Thanh:  davidviet_2803912000@yahoo.com

 

“Tại thủ đô nghìn năm văn hiến mà vẫn tồn tại những hàng quán ăn như vậy thì đó là nỗi hổ thẹn với ‘người Tràng An’. Cần phải lên án và tẩy chay những hàng quán như vậy. Cái đáng buồn hơn nữa là những quán như vậy mà vẫn đông khách đến ăn, thật không thể hiểu được...” - Nguyễn Văn Hoà: vanhoa.mt@gmail.com

 

 “Tôi không đồng ý với việc cứ những thói xấu hay tiêu cực gì thì lại đổ lỗi là do người nhập cư. Thế ở TPHCM không có  người nhập cư sao? Ở TPHCM cũng không thiếu những chỗ bán hàng ăn rất ngon và đông khách, nhưng không bao giờ có tình trạng mắng chửi khách hàng... Ai đến trước thì bán trước, ai đến sau thì ngồi chờ. Đến trễ thì thất vọng ra về, hôm khác quay lại. Chủ - Khách vẫn vui vẻ và tôn trọng lẫn nhau, không giành giật, không ồn ào Có lẽ dân miền Nam không có thói quen là phải đến những chỗ, những hàng quán ăn nổi tiếng để chấp nhận nghe chửi mà vẫn tự hào: Ta là dân sành ăn… Còn người bán như vậy chắc có tâm lý là người ban ơn cho thực khách, nên nghĩ mình có quyền mắng chửi? Tôi thấy những người quen hay bạn bè tôi ngoài HN vào còn kể cho chúng tôi về những quán ăn như thế với vẻ rất tự hào và coi như 1 minh chứng cho chuyện “ăn Bắc, mặc Nam”. Thật khó hiểu” - Nguyễn Thiếu Gia: thieugianguyen@gmail.com 

 

“Nếu là những người tiêu dùng thông minh, chúng ta có thế tẩy chay hiện tượng ‘bún mắng, cháo chửi’ ra khỏi xã hội ngay lập tức. Làm gì đến nỗi mà cứ phải vào ăn để mất cả lòng tự trọng như thế...?” - Trần Ngọc: dongatarn2248@gmail.com

 

Cũng chẳng thể nào chỉ cố gắng từ một phía  để có được những “miếng ngon nhớ lâu” mà không phải "đòn đau nhớ đời"...

 

“Ẩm thực là một nét văn hóa của một vùng miền nào đó, có khi còn là nét văn hóa của một dân tộc, một đất nước. Nên những ai làm nghề có liên quan đến ẩm thực trước tiên phải thể hiện là những người có hiểu biết, có văn hóa và niềm hạnh phúc của họ là ngày càng phục vụ được nhiều thực khách. Và những người có văn hóa chắc chắn họ sẽ chọn cho mình đúng nơi để xứng đáng đồng tiền bỏ ra, để vừa được thưởng thức văn hóa ẩm thực, vừa được ăn miếng ngon nhớ lâu...” – Doan Than: doanthan56@gmail.com

 

Kiều Anh