Bạn đọc viết:

Cùng tính giá điện với "nhà đèn"

(Dân trí) - Theo tôi, sửa lại hóa đơn trong một tháng là không được, người tiêu dùng vẫn bị thiệt. Phải cộng lại tất cả các hóa đơn từ đầu năm, chia trung bình ra lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng và sau đó áp giá theo biểu giá lũy tiến thì mới đúng.

(minh họa:  Ngọc Diệp)
(minh họa:  Ngọc Diệp)
 

Ví dụ: 1 hộ dùng từ đầu năm (6 tháng) là 600kwh, bình quân mỗi tháng là 100kwh. Hộ này phải nộp là 50 x 1388 x 6 + 50 x 1433 x 6 = 846.300đ.

 

Nếu nhân viên "nhà đèn" chốt 5 tháng x 60kwh và tháng cuối là 300kwh, hộ đó phải trả là: 50 x 1388 x 5 + 10 x 1433 x 5 + 50  x 1388 + 50 x 1433 + 100 x 1660 + 100 x 2082 = 933.900đ.

 

Như vậy hộ bị thiệt (nhà đèn hưởng...) = 933.900 - 846.300 = 87.600đ.

 

Một hộ tiêu thụ bình quân 100kwh/tháng, theo cách làm của nhà điện đã làm thiệt hại cho người tiêu dùng 87.600đ rồi. Bạn dùng càng nhiều thì càng có nguy cơ thiệt hại lên gấp bội (!?)

 

Vậy đừng đi kiểm định lại đồng hồ làm gì. Đồng hồ chạy vẫn chuẩn, chỉ là dồn số công tơ vào 1 tháng nào đó thôi, bạn sẽ bị mất thêm khá nhiều tiền đấy.

 

Làm cách nào để hạn chế? Hãy để ý ngày chốt trên hóa đơn tiền điện. Ví dụ: hóa đơn từ 5/5 đến 4/6. Cứ ngày đó, mùng 4 hàng tháng tự mình chốt số công tơ của mình, ghi vào quyển sổ riêng.
 
Đến khi nộp tiền điện, đối chiếu với chỉ số cuối trên hóa đơn. Nếu có sai lệch một vài KWH thì chấp nhận được vì giờ mình chốt có thể khác giờ nhà điện chốt. Nhưng sai số quá nhiều thì phải khiếu nại.  Nhưng e là vẫn lại chỉ như cảnh con kiến mà kiện củ khoai thôi!?

 

The Hung:  idchung78@gmail.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm