Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện VN-Australia
Ngày 26/2/2013, quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia tròn 40 năm tuổi.
Năm 1973, khi nhân dân Việt Nam còn đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngay sau Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, nhà nước Australia đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước chân chính duy nhất đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam, trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ mới của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, quan hệ hai nước đặc biệt phát triển nhanh và mạnh mẽ kể từ năm 1993, sau khi hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tháng 5/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Australia. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của các mối quan hệ chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân...
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam và Australia đã trao đổi trên 20 đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Lãnh đạo cấp cao hai nước còn thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, trao đổi ý kiến bên lề các hội nghị quốc tế hàng năm như: ASEM, APEC, EAS... Các chuyến thăm và trao đổi cấp cao đã tăng cường sự hiểu biết và tạo dựng được sự tin cậy giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Từ tháng 9/2009, quan hệ hai nước đã được nâng tầm lên "quan hệ đối tác toàn diện.” Tiếp theo đó, Chương trình Hành động Việt Nam-Australia giai đoạn 2010-2013 đã triển khai thực chất các thỏa thuận nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ chính trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trao đổi thương mại; viện trợ phát triển và kỹ thuật; xây dựng quan hệ an ninh-quốc phòng; củng cố hợp tác về giáo dục, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và môi trường, giao lưu nhân dân và phối hợp và hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Hai bên thiết lập nhiều cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế thương mại, Đối thoại Chiến lược 2+2, Tư vấn Cấp cao về viện trợ phát triển. Các cơ chế hợp tác này luôn được hai bên quan tâm, tổ chức thường xuyên đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển thực chất và hiệu quả hơn.
Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Australia là một trong những nước sớm bãi bỏ lệnh cấm buôn bán với Việt Nam (1991). Việt Nam ghi nhận những công ty của Australia là những công ty đi tiên phong hợp tác kinh tế với Việt Nam như Telstra đã tham gia giúp đỡ kỹ thuật, chuyên gia cho mạng Viễn thông đầu tiên của Việt Nam, Hãng khai khoáng BHP là một trong những công ty dầu khí của phương Tây đầu tiên thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam...
Nhiều doanh nghiệp Australia đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực như ANZ. Những công ty này đã để lại những dấu ấn tiên phong, mở đường cho làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam những năm sau đó.
Quan hệ thương mại song phương cũng tăng trưởng mạnh mẽ (trên 20% mỗi năm) và đạt trên 5 tỷ USD vào năm 2012, tăng 150 lần so với hơn 20 năm trước. Việt Nam trở thành đối tác thương mại thứ 15 của Australia và ngược lại, Australia là đối tác thương mại thứ 13 của Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư của Australia cũng đang mở rộng và phát triển làm ăn có hiệu quả ở Việt Nam như: RMIT, Blue Scope Steel, BHP, ngân hàng ANZ. Với tổng số vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Australia hiện là nhà đầu tư lớn thứ 21 của Việt Nam.
Về viện trợ phát triển, Australia luôn giành ưu tiên cao trong việc trợ giúp Việt Nam phát triển. Đến nay, Australia đã viện trợ ODA cho Việt Nam hơn 1,6 tỷ đô la Australia trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo và xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu,vùng xa. Những dự án nổi bật như cầu Mỹ Thuận và dự án cầu Cao Lãnh khi hoàn thành đã và sẽ đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và trở thành biểu tượng sống động về mối quan hệ hữu nghị giữa Australia và Việt Nam.
Quan hệ giáo dục-đào tạo cũng là lĩnh vực luôn được ưu tiên. Mỗi năm, Australia cấp cho Việt Nam hơn 400 học bổng các loại. Cho tới nay, đã có gần 4.000 người đã được nhận học bổng của Australia, họ đang là những hạt nhân nòng cốt trong các cơ sở kinh tế, hành chính của Việt Nam, đóng góp phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển của quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra, các mối quan hệ về quốc phòng, an ninh, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng ngày càng được tăng cường .
Giao lưu nhân dân và văn hóa giữa hai nước cũng không ngừng được phát triển. Hiện nay, hàng trăm ngàn người Việt Nam định cư ở Australia, cùng với trên 300.000 lượt người Australia thăm Việt Nam mỗi năm đã tạo ra sự giao lưu văn hóa, dân gian sôi động, mật thiết. Những tuần văn hóa và giao lưu nghệ thuật giữa hai nước trong những năm qua và nhất là khi Chương trình Lao động kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Australia được ký kết trong năm hữu nghị 2013 này sẽ mở rộng hơn nữa giao lưu, du lịch, sẽ góp phần làm cho nhân dân hai nước gần gũi nhau hơn nữa.
Việt Nam đánh giá cao sự phát triển của Australia trong những năm qua đã đưa nền kinh tế Australia trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới với một nền công, nông nghiệp hiện đại, khoa học và giáo dục tiên tiến, có vị trí và vai trò trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam mong muốn chia sẻ và học tập những kinh nghiệm mà Australia đã đạt được, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp khai khoáng và chế biến, ứng dụng khoa học trong canh tác nông nghiệp và bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, tăng cường giao lưu nhân dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư, hợp tác giữa các ngành, các địa phương...
Với những nền tảng vững chắc của mối quan hệ hai nước, với tinh thần của 40 năm quan hệ hữu nghị hợp tác và với quyết tâm cao của Chính phủ và nhân dân hai nước, người dân hai nước hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Australia.
Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ mới của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, quan hệ hai nước đặc biệt phát triển nhanh và mạnh mẽ kể từ năm 1993, sau khi hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tháng 5/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Australia. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của các mối quan hệ chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân...
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam và Australia đã trao đổi trên 20 đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Lãnh đạo cấp cao hai nước còn thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, trao đổi ý kiến bên lề các hội nghị quốc tế hàng năm như: ASEM, APEC, EAS... Các chuyến thăm và trao đổi cấp cao đã tăng cường sự hiểu biết và tạo dựng được sự tin cậy giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Từ tháng 9/2009, quan hệ hai nước đã được nâng tầm lên "quan hệ đối tác toàn diện.” Tiếp theo đó, Chương trình Hành động Việt Nam-Australia giai đoạn 2010-2013 đã triển khai thực chất các thỏa thuận nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ chính trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trao đổi thương mại; viện trợ phát triển và kỹ thuật; xây dựng quan hệ an ninh-quốc phòng; củng cố hợp tác về giáo dục, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và môi trường, giao lưu nhân dân và phối hợp và hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Hai bên thiết lập nhiều cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế thương mại, Đối thoại Chiến lược 2+2, Tư vấn Cấp cao về viện trợ phát triển. Các cơ chế hợp tác này luôn được hai bên quan tâm, tổ chức thường xuyên đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển thực chất và hiệu quả hơn.
Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Australia là một trong những nước sớm bãi bỏ lệnh cấm buôn bán với Việt Nam (1991). Việt Nam ghi nhận những công ty của Australia là những công ty đi tiên phong hợp tác kinh tế với Việt Nam như Telstra đã tham gia giúp đỡ kỹ thuật, chuyên gia cho mạng Viễn thông đầu tiên của Việt Nam, Hãng khai khoáng BHP là một trong những công ty dầu khí của phương Tây đầu tiên thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam...
Nhiều doanh nghiệp Australia đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực như ANZ. Những công ty này đã để lại những dấu ấn tiên phong, mở đường cho làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam những năm sau đó.
Quan hệ thương mại song phương cũng tăng trưởng mạnh mẽ (trên 20% mỗi năm) và đạt trên 5 tỷ USD vào năm 2012, tăng 150 lần so với hơn 20 năm trước. Việt Nam trở thành đối tác thương mại thứ 15 của Australia và ngược lại, Australia là đối tác thương mại thứ 13 của Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư của Australia cũng đang mở rộng và phát triển làm ăn có hiệu quả ở Việt Nam như: RMIT, Blue Scope Steel, BHP, ngân hàng ANZ. Với tổng số vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Australia hiện là nhà đầu tư lớn thứ 21 của Việt Nam.
Về viện trợ phát triển, Australia luôn giành ưu tiên cao trong việc trợ giúp Việt Nam phát triển. Đến nay, Australia đã viện trợ ODA cho Việt Nam hơn 1,6 tỷ đô la Australia trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo và xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu,vùng xa. Những dự án nổi bật như cầu Mỹ Thuận và dự án cầu Cao Lãnh khi hoàn thành đã và sẽ đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và trở thành biểu tượng sống động về mối quan hệ hữu nghị giữa Australia và Việt Nam.
Quan hệ giáo dục-đào tạo cũng là lĩnh vực luôn được ưu tiên. Mỗi năm, Australia cấp cho Việt Nam hơn 400 học bổng các loại. Cho tới nay, đã có gần 4.000 người đã được nhận học bổng của Australia, họ đang là những hạt nhân nòng cốt trong các cơ sở kinh tế, hành chính của Việt Nam, đóng góp phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển của quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra, các mối quan hệ về quốc phòng, an ninh, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng ngày càng được tăng cường .
Giao lưu nhân dân và văn hóa giữa hai nước cũng không ngừng được phát triển. Hiện nay, hàng trăm ngàn người Việt Nam định cư ở Australia, cùng với trên 300.000 lượt người Australia thăm Việt Nam mỗi năm đã tạo ra sự giao lưu văn hóa, dân gian sôi động, mật thiết. Những tuần văn hóa và giao lưu nghệ thuật giữa hai nước trong những năm qua và nhất là khi Chương trình Lao động kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Australia được ký kết trong năm hữu nghị 2013 này sẽ mở rộng hơn nữa giao lưu, du lịch, sẽ góp phần làm cho nhân dân hai nước gần gũi nhau hơn nữa.
Việt Nam đánh giá cao sự phát triển của Australia trong những năm qua đã đưa nền kinh tế Australia trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới với một nền công, nông nghiệp hiện đại, khoa học và giáo dục tiên tiến, có vị trí và vai trò trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam mong muốn chia sẻ và học tập những kinh nghiệm mà Australia đã đạt được, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp khai khoáng và chế biến, ứng dụng khoa học trong canh tác nông nghiệp và bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, tăng cường giao lưu nhân dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư, hợp tác giữa các ngành, các địa phương...
Với những nền tảng vững chắc của mối quan hệ hai nước, với tinh thần của 40 năm quan hệ hữu nghị hợp tác và với quyết tâm cao của Chính phủ và nhân dân hai nước, người dân hai nước hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Australia.
Theo TTXVN