Khánh Hòa:

Lễ Thượng cờ trên tàu buồm đầu tiên của Hải quân Việt Nam

(Dân trí) - Sáng nay 10/3, tại TP Nha Trang, Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân đã tổ chức Lễ Thượng cờ tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, tàu buồm đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


Dự Lễ Thượng cờ có lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cùng lãnh đạo địa phương...

Dự Lễ Thượng cờ có lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cùng lãnh đạo địa phương...


Lễ Thượng cờ diễn ra sau hơn 1 tháng tàu buồm 286-Lê Quý Đôn từ Ba Lan về Nha Trang.

Lễ Thượng cờ diễn ra sau hơn 1 tháng tàu buồm 286-Lê Quý Đôn từ Ba Lan về Nha Trang.


Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn là loại tàu buồm hiện đại bậc nhất của thế giới và khu vực. Sau hơn 1 năm được đóng tại Nhà máy Marine Project - Ba Lan, ngày 27/1/2016, tàu buồm 286- Lê Quý Đôn đã cập quân cảng Nha Trang. Tàu có chiều dài tổng thể 67 m, rộng 10 m, chiều cao mạn lớn nhất 5,75 m, lượng giãn nước đầy tải 857 tấn; có 3 cột buồm lớn với chiều cao hơn 40 m, diện tích cánh buồm là 1.400 m2.

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn là loại tàu buồm hiện đại bậc nhất của thế giới và khu vực. Sau hơn 1 năm được đóng tại Nhà máy Marine Project - Ba Lan, ngày 27/1/2016, tàu buồm 286- Lê Quý Đôn đã cập quân cảng Nha Trang. Tàu có chiều dài tổng thể 67 m, rộng 10 m, chiều cao mạn lớn nhất 5,75 m, lượng giãn nước đầy tải 857 tấn; có 3 cột buồm lớn với chiều cao hơn 40 m, diện tích cánh buồm là 1.400 m2.


Lãnh đạo Quân chủng Hải quân lên thăm tàu buồm Lê Quý Đôn

Lãnh đạo Quân chủng Hải quân lên thăm tàu buồm Lê Quý Đôn


Trong hành trình tàu 286 Lê Quý Đôn từ Ba Lan về Việt Nam đã đi qua Đại Tây Dương, eo biển Caribê, Thái Bình Dương, vượt qua 2 cơn bão lớn, gió cấp 11 và 4 đợt áp thấp, với thời gian đi biển 122 ngày, vượt trên 20 nghìn hải lý an toàn, tức hơn 3/4 chu vi trái đất. Chuyến hành trình đã đi vào lịch sử của Hải quân Việt Nam với một chuyến đi dài nhất và xa nhất.

Trong hành trình tàu 286 Lê Quý Đôn từ Ba Lan về Việt Nam đã đi qua Đại Tây Dương, eo biển Caribê, Thái Bình Dương, vượt qua 2 cơn bão lớn, gió cấp 11 và 4 đợt áp thấp, với thời gian đi biển 122 ngày, vượt trên 20 nghìn hải lý an toàn, tức hơn 3/4 chu vi trái đất. Chuyến hành trình đã đi vào lịch sử của Hải quân Việt Nam với một chuyến đi dài nhất và xa nhất.


Các ngành chính trên tàu gồm: Hàng hải; Máy tàu, Thông tin - Rađa; Cơ điện; Boong. Tàu và các ngành trên tàu được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị tối tân, hiện đại theo công nghệ đóng tàu biển của Ba Lan và thế giới. Tàu có đầy đủ mọi tiêu chuẩn hoạt động theo Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO)

Các ngành chính trên tàu gồm: Hàng hải; Máy tàu, Thông tin - Rađa; Cơ điện; Boong. Tàu và các ngành trên tàu được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị tối tân, hiện đại theo công nghệ đóng tàu biển của Ba Lan và thế giới. Tàu có đầy đủ mọi tiêu chuẩn hoạt động theo Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO)

Tàu được biên chế về biên đội tàu huấn luyện thực hành thuộc Học viện Hải quân ngày 22/2 nhằm huấn luyện, rèn luyện thủy nghiệp cơ bản, kỹ năng đi biển cho thủy thủ viễn dương và hoạt động đường dài; tham gia các hoạt động giao lưu hải quân và hàng hải quốc tế
Tàu được biên chế về biên đội tàu huấn luyện thực hành thuộc Học viện Hải quân ngày 22/2 nhằm huấn luyện, rèn luyện thủy nghiệp cơ bản, kỹ năng đi biển cho thủy thủ viễn dương và hoạt động đường dài; tham gia các hoạt động giao lưu hải quân và hàng hải quốc tế

Những cánh buồm vững chãi giúp tàu di chuyển thuận lợi trên biển
Những cánh buồm vững chãi giúp tàu di chuyển thuận lợi trên biển

Việc trang bị tàu buồm Lê Quý Đôn vào biên chế của Quân chủng Hải quân, giúp việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho bộ đội Hải quân làm quen với điều kiện tự nhiên trên biển, phản ứng tốt trước các tình huống có thể diễn ra. Qua đó giúp bộ đội rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, tạo lập tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và tập thể trên tàu.
Việc trang bị tàu buồm Lê Quý Đôn vào biên chế của Quân chủng Hải quân, giúp việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho bộ đội Hải quân làm quen với điều kiện tự nhiên trên biển, phản ứng tốt trước các tình huống có thể diễn ra. Qua đó giúp bộ đội rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, tạo lập tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và tập thể trên tàu.

Thủy Nguyên