1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hải quân Việt Nam lần đầu đón tàu buồm “khủng” đóng ở Ba Lan

(Dân trí) - Chiều ngày 27/1, tại TP Nha Trang, Quân chủng Hải quân đã tổ chức đón tàu buồm đầu tiên của Việt Nam mang tên nhà bác học nổi tiếng “Lê Quý Đôn”, được đóng tại Ba Lan.

Hải quân Việt Nam lần đầu đón tàu buồm “khủng” đóng ở Ba Lan

 


Tàu buồm đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam cập cảng hải quân của Học viện Hải quân Nha Trang. Trung úy Nguyễn Trọng Hiếu, phó tàu buồm Lê Quý Đôn cho biết, tàu buồm có chiều 67m, rộng 10m...

 

Tàu buồm đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam cập cảng hải quân của Học viện Hải quân Nha Trang. Trung úy Nguyễn Trọng Hiếu, phó tàu buồm Lê Quý Đôn cho biết, tàu buồm có chiều 67m, rộng 10m...

 


Tàu có 3 cột buồm (cao 40m) với 21 buồm (trong đó 10 buồm ngang), biên chế thủy thủ đoàn 30 người, nhưng tàu được thiết kế cho 80 học viên đi thực tập, huấn luyện đường dài…

 

Tàu có 3 cột buồm (cao 40m) với 21 buồm (trong đó 10 buồm ngang), biên chế thủy thủ đoàn 30 người, nhưng tàu được thiết kế cho 80 học viên đi thực tập, huấn luyện đường dài…

 


Tàu được thiết kế với các cột buồn chắc chắn, khoa học đảm bảo vận hành trên biển thuận lợi và chịu được bão, áp thấp nhiệt đới.

 

Tàu được thiết kế với các cột buồn chắc chắn, khoa học đảm bảo vận hành trên biển thuận lợi và chịu được bão, áp thấp nhiệt đới.

 


Tàu buồm Lê Quý Đôn được đóng tại Ba Lan vào tháng 7/2014 và xuất phát về Việt Nam vào ngày 26/9/2015. Sau đó tàu lần lượt hành trình qua các vùng biển, gồm: Biển Baltic, Biển Bắc đến Đại Tây Dương, vượt qua quần đảo Caribe, kênh đào Panama, tới Thái Bình Dương, kênh Philippines, vào Biển Đông và cập cảng Học viện hải quân tại TP Nha Trang, Khánh Hòa.

 

Tàu buồm Lê Quý Đôn được đóng tại Ba Lan vào tháng 7/2014 và xuất phát về Việt Nam vào ngày 26/9/2015. Sau đó tàu lần lượt hành trình qua các vùng biển, gồm: Biển Baltic, Biển Bắc đến Đại Tây Dương, vượt qua quần đảo Caribe, kênh đào Panama, tới Thái Bình Dương, kênh Philippines, vào Biển Đông và cập cảng Học viện hải quân tại TP Nha Trang, Khánh Hòa.

 


Tàu được trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, máy móc... hiện đại nhất của tàu buồm hiện nay.

 

Tàu được trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, máy móc... hiện đại nhất của tàu buồm hiện nay.

 


Xuồng cứu sinh của tàu buồm Lê Quý Đôn

 

Xuồng cứu sinh của tàu buồm Lê Quý Đôn

 


Các chiến sỹ hải quân tham quan khoang tàu được lướt bằng gỗ, cạnh đó là những cột buồn cao 40m dựng đứng, vững chãi được coi là xương sống của tàu.

 

Các chiến sỹ hải quân tham quan khoang tàu được lướt bằng gỗ, cạnh đó là những cột buồn cao 40m dựng đứng, vững chãi được coi là "xương sống" của tàu.

 


Trung úy Nguyễn Trọng Hiếu, phó tàu buồm Lê Quý Đôn chia sẻ: “Quãng hành trình khá là gian khổ và chúng tôi đã đối mặt với 2 cơn bão và 4 cơn áp thấp! Nhưng mỗi lần như thế anh em rất đồng lòng, đoàn kết và chúng tôi đã vượt qua tất cả để đưa tàu về đến Việt Nam an toàn. Trong hành trình cũng dừng lại, thăm thú nhiều nơi và chúng tôi cũng biết thêm về văn hóa, cũng như hải quân các nước”.

 

Trung úy Nguyễn Trọng Hiếu, phó tàu buồm Lê Quý Đôn chia sẻ: “Quãng hành trình khá là gian khổ và chúng tôi đã đối mặt với 2 cơn bão và 4 cơn áp thấp! Nhưng mỗi lần như thế anh em rất đồng lòng, đoàn kết và chúng tôi đã vượt qua tất cả để đưa tàu về đến Việt Nam an toàn. Trong hành trình cũng dừng lại, thăm thú nhiều nơi và chúng tôi cũng biết thêm về văn hóa, cũng như hải quân các nước”.

 


Tại lễ đón tàu buồm Lê Quý Đôn cũng có rất đông các chuyên gia của Ba Lan đi theo, tháp tùng tàu buồm Lê Quý Đôn về Nha Trang, Việt Nam.

 

Tại lễ đón tàu buồm Lê Quý Đôn cũng có rất đông các chuyên gia của Ba Lan đi theo, "tháp tùng" tàu buồm Lê Quý Đôn về Nha Trang, Việt Nam.

 


Các cán bộ, chiến sỹ Hải quân thăm tàu buồm đầu tiên của Việt Nam.

 

Các cán bộ, chiến sỹ Hải quân thăm tàu buồm đầu tiên của Việt Nam.

 


“Nhiệm vụ cơ bản của tàu được Học viện cũng Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ là thực tập cho học viên đường dài và quan hệ ngoại giao với các nước bạn ASEAN”, Trung úy Nguyễn Trọng Hiếu nói thêm.

 

“Nhiệm vụ cơ bản của tàu được Học viện cũng Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ là thực tập cho học viên đường dài và quan hệ ngoại giao với các nước bạn ASEAN”, Trung úy Nguyễn Trọng Hiếu nói thêm.

 

Viết Hảo

 

Hải quân Việt Nam lần đầu đón tàu buồm “khủng” đóng ở Ba Lan - 12