Lời cha ông vang vọng nghị trường

(Dân trí) - Đó là cảm tưởng của mình về kỳ họp Quốc hội lần này bởi ngay từ những ngày đầu, hầu như tất cả các ý kiến đều đi tới một điểm chung, đó là việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 và chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông bị đe dọa.

(ĐB Đỗ Văn Đươɮg:Tôi hứa, hết nhiệm
kỳ này, nếu trời còn cho sống, tôi sẽ không đi nước ngoài)

(ĐB Đỗ Văn Đương:"Tôi hứa, hết nhiệm kỳ này, nếu trời còn cho sống, tôi sẽ ɫhông đi nước ngoài")

Hình như là một “định mệnh”, ngay từ phiên họp đầu tiên của Quốc hội 13, vấn đề về Biển Đông đã làm nóng nghị trường bởi không biết vô tình hay cố ý, đúng vào thời điểm khai mạc kỳ họp thứ nhất (7/Ȳ011), tàu Trung Quốc gây hấn, làm đứt cáp quang của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.

Lần này thì không còn là gây hấn nữa, Trung Quốc ngang nhiêm xâm lấn đất đai Tổ quốc chúng ta.

Và “Như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ…”, lòng y˪u nước một lần nữa trào dâng trong nghị trường Quốc hội, phảng phất như ngày hội non sông, văng vẳng lời của cha ông để lại: “Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần, họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên, các ngườɩ phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác – Phật hoàng Trần Nhân Tông".

Những năm gần đây, chưa bao giờ trong cũng như ngoài nghị trường, các Đại biểu Quốc hội lại nói những lời mạnh mẽȠđến thế về quan hệ Việt - Trung.

Nếu như Đại biểu - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói thẳng luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định khôngȠchấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc thì tại nghị trường, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cũng quyết liệt không kém khi cảnh tỉnh: “Đây là bài học cho những ai còn ɭơ hồ về 16 chữ vàng, về 4 tốt”.

Không chỉ lên án hành vi của Trung Quốc, hầu hết đại biểu đều ủng hộ các đối sách của Chính phủ, đồng lòng ủng hộ các chiến sỹ thuộc các lực lượng canh giữ biển đảo, bà con ngư dân…

Ȋ

Đại biểu Đỗ Văn Đương còn đề nghị giảm thiểu các cuộc hội họp, đi nước ngoài để dành tiền cho biển đảo với câu nói đầy xúc động: “Tôi hứa, hết nhiệm kỳ này, nếu trời còn cho sống, tôi sẽ không đi nước ngoài”

Cùng với đó là nhữngȠý kiến thiết thực về chi ngân sách, đóng tàu, xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nâng cấp hệ thống giao thông và các công trình phòng thủ trên các đảo...

Đặc biệt là những ý kiến phân tích về khả năng "phòng thủ", về cải cách toàn diện để thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế... Một tinh thần tự lực và tìm thêm đối tác ở các nước để “thoát Trung” về kinh tế đã được đặt ra. ȼ/p>

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng còn thẳng thắn đặt câu hỏi: “Tôi không hiểu sao 90% dự án nguồn điện, 80% dự án giao thông, các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Trúng thầu, sau đó để xảy ra tình trạng tiến độ chậm, chất lượng không đảm ɢảo, làm tăng giá thành và đặc biệt là không sử dụng nhân công Việt Nam”.

Xin kết bài này bằng lời phát biểu của Đại biểu Lê Nam, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa: “Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lạiȮ Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bán mình cho quỷ dữ và không đẩy nhân dân của chúng ta vào chốn hòn tên mũi đạn chiến tranh”.

Không “đẩy nhân dân vào hòn tên, mũi đạn” nhưng “dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bˡn mình cho quỷ dữ…” phải chăng là tinh thần xuyên suốt của kỳ họp Quốc hội này và cũng là ý chí của nhân dân.

Có cảm giác những con sóng ở Hoàng Sa đang dội về Quốc hội và Quốc hội như đang họp trong sóng gió Hoàng Sa.

<ȯp>


Bùi Hoàng Tám

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ýȠkiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!