Lễ hội "kỳ quặc" bậc nhất: Té nước vào người chim bằng rơm cầu may
(Dân trí) - Xứ Phù Tang có nhiều lễ hội không kém phần… kỳ quặc, trong đó không thể không nhắc tới lễ hội người chim bằng rơm Kasedori.
Thời tiết tháng hai tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản vẫn còn rất giá lạnh, với nhiệt độ chỉ quanh mức 0 độ C. Tuy nhiên, những người tham gia lễ hội 350 năm tuổi Kasedori chỉ đóng khố và khoác bộ quần áo bằng rơm để mô phỏng những con chim. Ảnh: Wattention
Lễ hội được tổ chức để tôn vinh chú chim Kasedori trong truyền thuyết. Tương truyền, vào những năm 1600, địa phương bị tàn phá bởi một đám cháy khủng khiếp. Con chim thần Kasedori đã mang nước tới dập tắt đám cháy cứu dân làng. Từ đó, con chim được người dân thờ phụng. Ảnh: Wattention
Vào tháng hai hàng năm, người dân thành phố Kaminoyama, tỉnh Yamagata lại tập trung để tham gia tập tục thú vị là té nước vào người chim bằng rơm để cầu mong may mắn, mùa màng bội thu và để cầu mong cho năm mới bình yên, ngừa nạn hỏa hoạn. Ảnh: Wattention
Lễ hội bắt đầu tại lâu đài Kaminoyama. Tại đây, đám đông tập trung cầu nguyện trước đống lửa để cầu may mắn, năm mới bình an với mọi nhà. Sau đó, đám đông vừa đi vừa nhảy múa và té nước vào người chim trong khi tiến vào thành phố. Ảnh: Wattention
Những người đàn ông trong trang phục áo khoác bằng rơm được gọi là Kendai, vừa đi vừa hô to "Kakkakaa" để mô phỏng tiếng kêu của những chú chim. Du khách có thể hòa cùng không khí tươi vui của lễ hội bằng cách nhập cuộc và té nước vào người chim. Ảnh: Wattention
Người dân địa phương tin rằng những người bị té nước trong lễ hội Kasedori sẽ gặp may mắn trong năm mới. Người ta cũng tin rằng khi nhặt những sợi rơm rơi ra từ người các Kendai và buộc lên mái tóc của các bé gái sẽ mang đến may mắn cho các em và giúp tóc các em mọc dài, đen nhánh. Ảnh: Wattention
Lễ hội thu hút đông đảo các thành phần người dân địa phương tham gia, từ người trưởng thành cho tới các em nhỏ. Trong thành phố Kaminoyama có nhiều khu bày bán đồ ăn và đồ lưu niệm liên quan tới lễ hội. Ảnh: Wattention
Lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO năm 2018. Tham gia điệu nhảy cùng các Kendai hay té nước để cầu may là cách để du khách khám phá một trong những lễ hội kỳ quặc nhất xứ Phù Tang. Ảnh: Wattention