1. Dòng sự kiện:
  2. Chuyển động bất động sản 2024

Cuộc chạy đua của những “ông lớn” bất động sản ngoại quốc tại Tây Hồ

(Dân trí) - Theo quan niệm phong thủy, cửa ngõ phía tây bắc thủ đô – khu vực Tây Hồ là vùng đất tâm linh vượng khí, thịnh vượng cho sự phát triển của sự sống và con người.

Sở hữu hơn 1,000 ha cây xanh và mặt nước với nhiều di tích văn vật có giá trị cao về tinh thần, cùng với vị trí chiến lược trong quy hoạch phát triển của thủ đô, không khó hiểu khi khu vực Tây Hồ luôn là “ điểm nóng” thu hút các nhà đầu tư ngoại với những các tên tuổi “tầm cỡ” đến từ các nước phát triển về bất động sản như: Indonesia, Hàn quốc và Singapore...

Ciputra – Dấu chân của nhà tiên phong

Không thể phủ nhận được việc bất động sản khu vực Hồ Tây có sự phát triển nhanh chóng nhờ một phần không nhỏ từ các tập đoàn ngoại quốc, trong đó người đi tiên phong là thương hiệu Ciputra. Vị trí đắt giá, cảnh quan tuyệt vời, giao thông lý tưởng…những yếu tố này đã được vị “ đại gia” bất động sản số 1 của Indonesia “ để mắt” tới. Những năm 90, việc phát triển một dự án quy mô hàng trăm ha dường như là một điều thực sự “viển vông” khi mà những khái niệm: khu đô thị khép kín, căn hộ cao cấp, không gian sống xanh, ngôi nhà xanh, cộng đồng quốc tế, tiện ích đẳng cấp…còn khá xa lạ với người dân Việt lúc bấy giờ. Tuy nhiên bằng kinh nghiệm phát triển hàng trăm dự án bất động sản quy mô lớn ở các nước trong khu vực đặc biệt là sự thành công của Khách sạn Pullman Hà Nội – dự án đầu tư đầu tiên của Tập đoàn Ciputra tại Hà Nội, Ciputra đã đạt được lòng tin từ chính phủ Việt Nam để được cấp phép xây dựng dự án Ciputra Hanoi với quy mô 300 héc - ta. Để giờ đây, thực tế đã minh chứng những nỗ lực không ngừng của “vị đại gia” Indonesia với tâm huyết biến mảnh đất trống gần kề Hồ Tây ngày nào thành một quần thể nhà ở đẳng cấp bậc nhất Hà thành, là nơi an cư của cộng đồng quốc tế lớn nhất Hà Nội với gần 40% cư dân ngoại quốc đến từ hơn 70 quốc gia. “Khu đô thị xanh”, “Nơi đáng sống bậc nhất Hà thành”, “Khu phố Tây”, “Biệt thự Central Park Ciputra, Grand Gardenville Ciputra”, “Căn hộ theLINK Ciputra”, … luôn là những từ khóa “hot” được tìm kiếm nhiều nhất cho bất cứ ai đang hướng đến dòng bất động sản cao cấp khu vực Tây hồ.

Cuộc chạy đua của những “ông lớn” bất động sản ngoại quốc tại Tây Hồ - 1
Ciputra – Khu đô thị Xanh tiên phong, nơi an cư của cộng đồng quốc tế lớn nhất Hà nội

Lotte Mall Hanoi – Cú hích làm thay đổi diện mạo Bất động sản Hồ Tây

Chạm bước thị trường bất động sản Hà Nội sau thành công của Tháp Lotte – tòa nhà cao thứ 2 tại Hà Nội, cao thứ 3 tại Việt Nam được Lotte đầu tư vốn 300 triệu USD thì “ triển vọng phát triển của Lotte tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Tỷ lệ phòng khách sạn ở trung tâm Lotte Center Hanoi luôn cao cho thấy Hà Nội là một thị trường đáng tin cậy và nhiều tiềm năng” theo ông Shin Dong Bin – Chủ tịch Tập đoàn Lotte. Địa điểm để vị đại gia Hàn Quốc này “chọn mặt gửi vàng” cho dự án khủng thứ 2 đó chính là vị trí “kim cương” thuộc khu đô thị Ciputra.

Cuộc chạy đua của những “ông lớn” bất động sản ngoại quốc tại Tây Hồ - 2
Lotte Mall Hanoi tọa lạc tại “vị trí kim cương” trong quần thể Ciputra

Tọa lạc trên diện tích đất 7.3 ha, với hai mặt tiền tiếp giáp hai tuyến đường huyết mạch Võ Chí Công và Lạc Long Quân kết nối Trung tâm thành phố với sân bay quốc tế Nội Bài, dự án Lotte Mall sẽ là khu phức hợp sang trọng bậc nhất Việt Nam với các hạng mục như khu trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, khách sạn, văn phòng và thủy cung. Dự án được khởi công từ tháng 11/2018 và dự kiến hoàn thành năm 2021. Việc tập đoàn Lotte mới đây đã quyết định tăng lên đến 600 triệu USD (gấp đôi số vốn đầu tư so với dự tính ban đầu) để mở rộng các hạng mục đã thể hiện được quyết tâm “làm phải lớn” của vị đại gia Hàn quốc này.

Cuộc chạy đua của những “ông lớn” bất động sản ngoại quốc tại Tây Hồ - 3
Lotte Mall Hanoi được dự kiện đi vào hoạt động từ năm 2021
Cuộc chạy đua của những “ông lớn” bất động sản ngoại quốc tại Tây Hồ - 4
Tổ hợp thương mại – khách sạn – văn phòng Lotte đẳng cấp sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ cho thi trường BĐS Tây Hồ

Một thực tế đã được mình chứng không chỉ ở các nước trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, những đại siêu thị, trung tâm bán lẻ luôn là một đòn bẩy mạnh mẽ cho sức bật của bất động sản khu vực lân cận. Nhìn lại sự xuất hiện của Aeon Mall Long Biên đã góp phần lớn thay đổi diện mạo thị trường BĐS phía Đông Hà nội khi giá đất nền những khu vực xung quanh siêu thị như Tư Đình, Cổ Linh đều đã tăng 20-30%, dự án Aeon Mall Hà Đông vừa khởi công đã tác động lên giá đất dự án Nam Cường, An Phú hay tầm ảnh hưởng của trung tâm thương mại Big C (2005) và Metro Cash & Carry Hà Đông đã khiến giá đất nền quanh đó tăng đến con số giật mình, những dự án căn hộ chung cư luôn có tính thanh khoản cao.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi hoàn thành Lotte Mall Hanoi cùng với hàng loạt siêu dự án lớn đang được rục rịch triển khai như siêu đô thị thành phố thông minh của BRG, Công viên Kim Quy - 'Disneyland' Hà Nội do Sungroup làm chủ đầu tư, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia lớn thứ 5 thế giới của Vingroup… sẽ biến Nhật Tân - Nội Bài trở thành trục phát triển vàng của Hà Nội trong thời gian tới với tiềm năng tăng giá bất động sản sẽ vô cùng ấn tượng. Bởi vậy không khó hiểu tại sao các nhà đầu tư đặt kỳ vọng cao vào những dự án lân cận Lotte Mall như Sunshine City, Eldorado…đặc biệt là Ciputra Hanoi, khi mà khu phức hợp Lotte Mall Hanoi nằm ngay trong quần thể của Khu đô thị này.

Các gương mặt tiêu biểu khác

Một dự án nữa được “điểm mặt gọi tên” tại quận Tây Hồ là Starlake của Daewoo. Cũng gia nhập thi trường Việt Nam chỉ sau Ciputra vài năm, bắt đầu với Daewoo Hotel, doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc này nhanh chóng nắm trong tay dự án ASEAN City (huyện Đông Anh) quy mô 1.900 ha và Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây. Trong khi dự án ASEAN City dường như bị tạm dừng vô thời hạn bởi ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính năm 1998 thì đến năm 2006 dự án Starlake mới chính thức được triển khai khi Daewoo bắt tay với 5 công ty khác cũng đến từ Hàn Quốc.

Capitaland cũng là một cái tên không thể không nhắc đến trong cuộc đua thâu tóm BĐS Tây Hồ. Vị đại gia đến từ quốc đảo sư tử tuy đến sau nhưng cũng nhanh chóng “bành trướng” thế lực của mình thông qua việc mua lại khu đất 9.000m2 tại đường Lạc long quân với giá 30 triệu USD. Những thông tin chi tiết về quy mô và việc triển khai dự án vẫn chưa được tiết lộ.

Có thể nói BĐS Hồ Tây luôn là một thỏi nam châm có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư, trong đó những căn hộ cao cấp theLINK hay biệt thự Grand Gardenville của Ciputra luôn được “săn lùng” nhiều nhất khi sở hữu lợi thế kép: vừa được biệt lập tại “ốc đảo xanh” được quy hoạch đồng bộ, lại vừa nằm “sát vách” Lotte Mall Hanoi. Cùng với việc triển khai và mở rộng hàng loạt các tuyến đường huyết mạch như: Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng, Nghi Tàm, Nguyễn Văn Huyên kéo dài, đường 40m qua Khu đô thị Ciputra nối hai cầu Nhật Tân và Thăng Long, tuyến Metro số 3 từ Ciputra vào trung tâm phố cổ, sự đổ bộ dồn dập của những nhà đầu tư ngoại quốc đã và đang tạo lên sức bật mạnh mẽ cho bất động sản của khu vực này.

T. Thu