Hà Nội:

Vụ tranh chấp lối đi chung: "Tòa án quận Long Biên giải quyết không đúng thẩm quyền"

(Dân trí) - "Trong vụ tranh chấp ngõ đi chung tại quận Long Biên, phần đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục bản đồ nên vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND chứ không phải tòa án", luật sư Phan Thị Lam Hồng phân tích.

Như Dân trí đã đưa tũn về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất (ngõ đi chung)” giữa  không chỉ hai bên nguyên đơn, b đơn Ċmà còn liên quan đến 31 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác xảy ra tại ngõ 67, đường Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội , hiện đã bị cơ quan thi hành án quận Long Biên tiến hành cưỡng chế vào ngày 09/5/2014, dù đang có khiếu nại của đương s cũng như đã có đơn xin tạm hoãn THA do người bị thi hành án bị ốm phải nằm điều trị tại bệnh viện.

Theo hồ sơ vụ án thì thửa đất số 281, tờ bản đồ số 330, có diện tích 400m2 tại địa chỉ số 3/31 ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội của cụ Nguyễn Huy Tại và cụ Nguyễn Thị Hảo, có lối đi nguyên thủy là lối đi ra ngách 31/67 Nguyễn Văn Cừ. Năm 2006, sau khi cụ Tại mất, cụ Hảo cùng các con thống nhất chia thành bốn thửa cho bốn người con là bà Nguyễn Thị Tân (thửa 281-1), ông Nguyễn Huy Lân (thửa 281-2), ông Nguyễn Huy MẫŮ (thửa 281-3), bà Nguyễn Thị Hòa (thửa 281-4).

Quy
Quyết định của TAND quận Long Biên về việc giải quyết vụ tranh chấp.

Khi cŨia thửa đất số 281 cho 4 anh chị em nói trên, tất cả những ngưi liên quan đều thống nhất phân định một diện tích đất là 16,6m2 làm lối đi chung ở phía sau thửa đất đã chia (phần đất tiếp giáp này có tường x⏠ngăn cách) để trổ cửa đi ra lối đi chung ra phía sau ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ (hiện đang có tranh chấp).

Lối đi cŨính của cả thửa đất ra ngách 31/67 Nguyễn Văn Cừ. Tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho bà Tân có thể hiện lối đi chung (diện tích 16,6m2), nhưng đó chỉ là lối đi chung của 4 chị em nhà bà Tân, nằm trong diện tích đất do bố mẹ bà Tân để lại, không phải là lối đi chung hiện nay đang có tranh chấp với cụ Nguyễn Đông như Tòa án hai cấp đã nhận định.

Mặt khác, trong űuá trình sử dụng đất, bà Hòa đã từng xin phép mở cổng nhưng không đưc UBND phường Ngọc Lâm đồng ý. Bà Hòa đã đập tường rào và tự ý trổ cổng đi ra phần ngõ đi chung của gia đình cụ Quý nhưng đã bị UBND phường lập biên bản buộc đìnŨ chỉ việc thi công trái phép, bà Hòa sau đó không có ý kiến gì. Còn bà Tân cũng xin mở cổng ra ngõ đi chung nộ sử dụng ngõ đi đó đã có ý kiến phản đối, không chấp thuận. Và quan điểm của UBND phường Ngọc Lâm là đề nghị bà Tân đi theo ngõ 67/31 là ngõ cũ mà nhà cụ Tại đang sử dụng<ųpan style="font-size:12.0pt;line-height:120%;font-family:"Times New Roman","serif"">.

Riêng thửa đất số 281-4 của bà Nguyễn Thị Hòa có mở cửa ra lối đi hiện đang tranh chấp mà không đi ra đường ngách 31/67 Nguyễn Văn Ńừ là do năm 1994, cụ Tại (bố bà Hòa) có sang xin cụ Quý (mẹ vợ cụ Đông) cho bà Hòa đi ra ngõ đi chung vì anh chị em có xích mích, cụ Quý đồng ý chỉ cho bà Hòa đi và yêu cầu bịt lối đi từ nhà bà Hòa vào đất nhà cụ Tại để không ţho nhà bà Tân đi.

Lối đi chung hiện đang tranh chấp có nguồn gốc là do dòng họ Trịnh xây dựng, tôn tạo, nâng cấp và sử dụng từ ngày xưa đến bây giờ. Lối đi này nằm trong thửa đất của cụ Trịnh Hoan được tách ra để tạo thành khi chũa đất cho các con là các cụ Chắt, Hoãn, Sửu, Mùi, Quý (vợ cụ Đông) từ trước năm 1993, sau đó vợ chồng cụ Quý cụ Đông có công tôn tạo; các hộ đóng góp xây dựng cùng.

Lu
Luật sư Phan Thị Lam Hồng: "Tòa án quận Long Biên giải quyết không đúng thẩm quyền".

Từ trước tới nay, bà Tân không hề sử dụng ngõ đi này mà đi lối ngách 31/67 Nguyễn Văn Cừ. Khi làm đưng, cũng như khi tôn tạo, nâng cấp đường bê tông, bà Tân không có ý kiến cũng như không đóng ŧóp gì về công sức và tài chính. Đồng thời các hộ ở đây và chính quyền địa phương cho rằng, nếu để hộ bà Tân mở cổng vào lối đi này sẽ không đảm bảo an ninh trật tự . Vậy bà Tân có quyền yêu cầu được mở lối đi theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự hay không, khi mà trưc đó bà đã cóĠlối đi rồi?

Để làm rõ vấn đề này, PV Dân trí đã có buổi làm việc với luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) ới góc độ pháp lý.

t sư Phan Thị Lam Hồng, xin luật sư cho biết trong trường hợp này thì việc yêu cầu được mở lối đi của bà Tân có thỏa mãn các quy định của Bộ luật Dân sự hay không?<ů:p>

Luật sư Lam Hồng: Điều 275 Bộ luật Dân sự quy định về Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, ţụ thể như sau:

“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quy᷁n yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lốũ đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rᷙng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”

Như v<ųpan style="font-size:12.0pt;line-height: 120%;font-family:"Times New Roman","serif"">ậy, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề chỉ được áp dụng khi thửa đất nhà bà Tân không có lối đi khác trưc đó. Nhưng trên thực tᶿ, trước khi cụ Hảo và bốn người con thống nhất chia thửa đất số 281 thành bốn phần thì lối đi chính thức của thửa đất số 281 này là lối đi ra ngách 31/67 Nguyễn Văn Cừ.

Do vậy khi tiến hành chia đất, các bên liên quan phải tựĠdành ra một phần diện tích để có lối đi cho những hộ ở bên trong, và trên thực tế họ đã để lại một diện tích 16.6m2 để làm lối đi chung. Vì thế, hoàn toàn không có căn cứ để áp dụng Điều 275 Bộ luật Dân sự vào trường hợp này để buộc những người thuộc họ Trịnh phải chấp nhận cho bà Tân được quyền sử dụng lối đi của họ Trịnh, khi mà bà Tân đã có lối đi khác từ trước đó rồi.

Lu

VKSND TP Hà Nội đã có công văn số 663/VKS-P5 gửi đến VKSND Tối cao kiến nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm bản án số 114/2013/DSPT.

Vậy thưa lut sư, việc gia đình bà Hòa, bà Tân tự ý mở cổng ngõ trong ngõ đi chung hiện đang tranh chấp có hợp pháp không?

Luật sư Lam Hồng: Theo quy định của pháp luật, việc gia đình bà Hòa, bà Tân tự ý mở cổng trên ngõ đi chung mà cơ quan  cơ quan có thẩm quyền không cho phép là việc làm vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ luật Dân sự .

Theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Dân sự về Hạn chế quyền trổ cửa thì Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng”

Bên cạnh đó, Điều 273 Bộ luật Dân sự cũng quy định về Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề: “Chủ sở hữ<įi>u nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điệŮ, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác”

Trong trường hợp này, gia đình bà Tân chưa từng có thỏa thuận nào khác với những người liên quan đến lối đi chung đang tŲanh chấp, cũng như chưa từng đóng góp công hay tiền của vào việc tạo dựng và cải tạo lối đi chung. Thậm chí gia đình bà Tân còn không hề xin phép các cơ quan chức năng về việc tự mở cửa ngõ đi vào lối đi chung này.

 Điều đặc biệt ở đây là thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ này của Tòa án là không đúng bởi lẽ phần đất dành làm ngõ đi của nhà cụ Quý là chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục bản đồ cũng không ţó, như vậy không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 luật đất đai, do vậy theo quy định của pháp luật thì vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.

Trên thực tế, UBND đã xác định đây là ngõ đi riêng nên đã không đầu Ŵư xây dựng hạ tầng cho phần ngõ đi này, vì vậy các gia đình trong ngõ đã phải hoàn toàn tự ý bỏ tiền ra để san lấp, tôn cao và rất nhiều lần đổ bê tông để có được hiện trạng ngõ như hiện nay. Bà Tân muốn được sử dụng ngõ này nh<ųpan lang="VI" style="font-size:12.0pt;line-height: 120%;font-family:"Times New Roman","serif";mso-ansi-language:VI">ưng Ŭại không thỏa thuận gì và cũng đóng góp công sức lẫn vật chất. Các bản án, quyết định của Tòa án, của cơ quan THA cũng không xem xét về phần giá trị tài sản trên đất nên đã xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các hộ có ngõ đi chung này.

Như vậy, yǪu cầu khởi kiện của bà Tân không thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 271, 273, 275 Bộ luật Dân sự, vi phạm Bộ luật Tố tụng dân sự, vi phạm khoản 2 Điều 50 Luật Đất đai, do vậy Quyết định của TAND quận Long Biên và TAND TP Hà Nội sẽ khó khăn cho vi᷇c thi hành án, khiến cho việc THA nếu có được triển khai cũng sẽ dẫn đến hậu quả xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của rất nhiều người trong vụ án này.

Xin cảm ơn lut sư!

Theo hồ sơ vụ án thì tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, VKSND TP Hà Nội đã đánh giáủa những người có quyền và nghĩa vụ liên quan; người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bị đơn là có căn cứ, do vậy đã đề nghị HĐXX căn cứ khoản 2 Điều 275; khoản 1 Điều 276 BLTTDS; Điều 271, Điều 273, 275 BLDS, chấp nhận kháng cáo của bị đơn và nhng người có quyền và nghĩa vụ liǪn quan, sửa Bản án Dân sự sơ thẩm nêu trên của TAND quận Long Biên theo hướng: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Thế nhưng tại Bản án  số 114/DSPT ngày 13/5/2013 của TAND TP HN đã xử: Giữ nguyên Bản ánĠsố 03/DSST ngày 2/7/2012 của TAND quận Long Biên.

Ngày 29/5/2013, VKSND thành phố Hà Nội nhậc đơn đề nghị Giám đốc thẩm bản án DSPT nêu trên của ông Nguyễn Phương Xuân - là người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bị đơn.

Theo thông tin PV ńân trí nhận được, VKSND TP Hà Nội đã chính thức có công văn đề nghị Vụ 5 báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án  số 114/DSPT ngày 13/5/2013 của TAND TP Hà Nội theo hướng hủy hai bản án dân sự nêu trên, Ċgiao lại hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm giải quyết theo trình tự thủ tục chung.

Dân trí sẽĠtiếp tục thông tin sự việc.