Bài 11:

Vụ đền bù 78 tỷ nhầm đối tượng: Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân

(Dân trí) - Sự việc 78 tỷ đồng, số tiền đáng lẽ của 37 hộ dân bị thu hồi đất phục vụ một dự án của TP Hà Nội được đem đền bù "nhầm" cho Công ty CP 118 đã được Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng kết luận. Sau công văn của UBND TP Hà Nội, Công ty CP 118 đã có cuộc họp, tiếp nhận yêu cầu đòi lại số tiền 78 tỷ đồng của các hộ dân.



Sau loạt bài điều tra báo Dân trí đăng tải về việc 78 tỷ đồng, số tiền đáng lẽ của 37 hộ dân bị thu hồi đất phục vụ một dự án của TP Hà Nội  được đem đền bù "nhầm" cho Công ty CP 118 (sau này là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng Alphanam) do một công văn bất thường của UBND TP Hà Nội khiến dư luận hết sức bức xúc. Sự việc đã được Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng kết luận rõ ràng thế nhưng trong suốt nhiều năm "đội đơn" đi khiếu nại kêu oan, người dân vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Ngày 21/4/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 165/TB-VPCP giao UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng giải quyết khiếu nại của ông Trần Thuân và 37 hộ dân.
UBND TP Hà Nội đã chính thức có phản hồi. Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội lại đề nghị người dân thỏa thuận giải quyết với Công ty CP công trình giao thông 118 MOMOTA. 

Sau hàng loạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng, ngày 12/1/2015, Công ty CP 118 đã chính thức có buổi làm việc với 37 hộ dân khiếu kiện. Ông Nguyễn Tuấn Hoàng - Phó tổng giám đốc Công ty CP 118 đề nghị 37 hộ dân ủng hộ công ty này xúc tiến việc xây dựng dự án theo hướng giải quyết của công ty. Tuy nhiên, các hộ dân đều không đồng ý, đồng thời yêu cầu Công ty CP 118 trả lại toàn bộ số tiền đền bù cho người dân. 

Ông Bùi Văn Thư, đại diện các hộ dân yêu cầu công ty trả lại tiền đền bù đất đã được chuyển cho công ty với mức 31,5 triệu đồng/m2. Ông Thư cho rằng: “Việc tham gia đầu tư cùng công ty, ai có nhu cầu thì đăng ký cùng công ty. Trước mắc, 37 hộ dân yêu cầu được trả tiền do nhà nước đã đền bù và công ty đã nhận gần 5 năm nay với khoản tiền trên 78 tỷ đồng”.

Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.
Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.
Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.

Biên bản được lập giữa đại diện Công ty CP 118 và các hộ dân ghi rõ: “Sau ý kiến của ông Thư, tất cả có đủ 37 hộ đều đồng ý với đề nghị và yêu cầu công ty sớm thực hiện để quyền lợi của 37 hộ dân được đảm bảo”.

Ông Đào Quang Động và nhiều hộ dân cho rằng 37 hộ dân đang đi đòi 78 tỷ đồng, số tiền đáng lẽ của các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ một dự án của TP Hà Nội  được đem đền bù "nhầm" cho Công ty CP 118 chứ không phải để phối hợp với công ty Công trình giao thông 118 MOMOTA làm dự án.

Theo ông Động, Công ty Công trình giao thông 118 (nay là Công ty cổ phần Công trình giao thông 118 MOMOTA) vốn không hề liên quan đến số tiền 78 tỷ đồng đền bù đất của người dân bị thu hồi. UBND TP Hà Nội đem số tiền trên bồi thường cho công ty này là nhầm đối tượng và công ty này phải trả lại số tiền cho người dân.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn Hoàng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP 118 cho biết: Trên cơ sở ghi nhận ý kiến của 37 hộ dân, công ty xin ghi nhận và sẽ báo cáo HĐQT, công ty có ý kiến trả lời sớm.

Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.
Các hộ dân cho biết nguyện vọng là được trả lại số tiền 78 tỷ đồng bồi thường phần đất bị thu hồi được UBND TP Hà Nội chuyển cho Công ty CP 118.

Tại biên bản làm việc, ông Hoàng cũng thông báo Công ty Alphanam không còn là cổ đông của Công ty CP Công trình giao thông 118.

Tiến trình vụ việc đã được Dân trí thông tin ngày 2/5/1994, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 1057/QĐ-UB về việc giao quyền sử dụng đất cho Công ty Công trình giao thông 118 (Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông I - Bộ Giao thông Vận tải) 5.800m2 đất tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Ngay sau khi có quyết định giao đất, Công ty Công trình giao thông 118 đã thu của 37 hộ gia đình là cán bộ công nhân viên (CBCNV) đóng góp tổng số tiền là 3.096.000.000 đồng nộp cho Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng.

Ban Lãnh đạo Công ty Công trình giao thông 118 đã phân đất cho 37 hộ đã đóng tiền, sau đó các hộ đều đã xây dựng nhà và ăn ở ổn định không xảy ra tranh chấp suốt từ năm 1995 đến nay.

Ngày 23/2/1995, về lô đất 37 hộ dân nộp tiền mua, Công ty Công trình giao thông 118 đã ban hành Thông báo số 71/TCHC trong đó khẳng định: Kinh phí xây dựng chủ yếu là lấy vốn của CBCNV đóp góp để xây dựng và làm các thủ tục xây dựng. Công ty chỉ hỗ trợ về thủ tục hành chính...

Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.
Diện tích đất ở mà 37 hộ dân bị thu hồi được các cơ quan chức năng, thậm chí cả Công ty CP 118 (Công ty "ẵm" số tiền đền bù 78 tỷ) xác nhận thuộc quyền sở hữu của các hộ dân.

Tại Giấy xác nhận của Công ty CP 118 gửi Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông I ngày 18/8/2010 cũng khẳng định: "Nguồn tiền sử dụng để nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất của công ty tại xã Cổ Nhuế là tiền của cán bộ công nhân viên đóng góp, không phải tiền của doanh nghiệp. Khi cổ phần hóa, Công ty công trình giao thông 118 (nay là công ty CP 118) không đưa giá trị ô đất của công ty thuộc xã Cổ Nhuế vào giá trị doanh nghiệp''.

Như vậy, rõ ràng diện tích đất 37 hộ dân đang không hề liên quan đến quyền sở hữu của Công ty CP 118.

Năm 2008, UBND TP Hà Nội thu hồi diện tích đất của 37 hộ dân đang sinh sống để thực hiện dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội). Và cả 37 hộ dân đều đồng lòng giao đất đang sinh sống cho TP Hà Nội làm dự án.

Ngày 18/2/2008, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 692/QĐ-UBND do ông Vũ Hồng Khanh - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội ký về việc thu hồi 72,927m2 đất tại xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, giao cho Ban Quản lý và đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội để xây dựng tuyến đường số 4, Khu đô thị Tây Hồ Tây (trong quyết định này có thu hồi toàn bộ diện tích của Công ty Công trình giao thông 118 và diện tích nhà, đất của 37 hộ dân nói trên).

Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.
Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.
Văn bản của Sở TN&MT TP Hà Nội do ông Nguyễn Trọng Đông - Phó giám đốc Sở ký đề xuất: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118".

Công ty CP 118 tiếp nhận yêu cầu đòi tiền của 37 hộ dân.
UBND TP Hà Nội đã có một công văn chấp thuận đề xuất của Sở TN&MT TP Hà Nội đẩy ngã gần 40 hộ gia đình mòn mỏi đi đòi 78 tỷ đồng đền bù thu hồi đất.

Quyết định số 692 nêu rõ: "Điều 2: UBND huyện Từ Liêm có trách nhiệm quyết định thu hồi đất của từng hộ gia đình, cá nhân bàn giao cho Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội theo quy định. Điều 3:...Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội có trách nhiệm liên hệ với UBND huyện Từ Liêm để thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tổ chức bồi thường hỗ trợ người đang sử dụng đất bị thu hồi theo quy định".

Vậy nhưng trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ, Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm đã không lập riêng phương án đền bù đối với 37 hộ là CBCNV Công ty Công trình giao thông 118; mà chuyển toàn bộ số tiền hơn 78 tỷ đồng được phê duyệt đáng lẽ 37 hộ dân được hưởng vào tài khoản của Công ty Cổ phần 118.

Hậu quả là ngay sau đó, khi Công ty Công trình giao thông 118 cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Alphanam đã mua toàn bộ cổ phần của Công ty cổ phần 118. Đến cuối năm 2010 đã đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Alphanam. Và số tiền 78 tỷ đồng đền bù cho 37 hộ dân bị thu hồi đất đã bặt vô âm tín.

Khi dự án đang được tiến hành, 37 hộ dân đã bàn giao đất cho UBND TP Hà Nội thì ngày 22/3/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội bất ngờ có văn bản số 787/TN&MT-KHTH do ông Nguyễn Trọng Đông - Phó giám đốc Sở ký báo cáo, kiến nghị về việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng khu đất của 37 hộ dân cán bộ, nhân viên Công ty Công trình giao thông 118.

Tại phần kết luận, kiến nghị này đưa ra đề xuất: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118 một khu đất nằm ở vị trí khác có diện tích khoảng 4000m2 trên địa bàn huyện Từ Liêm để công ty tiếp tục thực hiện dự án đầu tư...".

Từ đề xuất bất thường của Sở TN&MT TP Hà Nội, ngày 7/4/2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 2333/UBND-XD do ông Phí Thái Bình - Phó Chủ tịch UBND thành phố ký ban hành chấp nhận với đề nghị của liên ngành, yêu cầu: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118".

Từ văn bản này của UBND TP Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm cùng Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm đã "răm rắp" tiến hành các bước tiếp theo bất chấp Quyết định số 692/QĐ-UBND ban hành trước đó.

Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm đã kiên quyết không lập riêng phương án đền bù đối với 37 hộ là CBCNV Công ty Công trình giao thông 118; mà chuyển toàn bộ số tiền hơn 78 tỷ đồng được phê duyệt đáng lẽ 37 hộ dân được hưởng vào tài khoản của Công ty Cổ phần 118.

Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng đã có công văn số 169/VPBCĐ-VIV ngày 22/4/2011 gửi trực tiếp Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trưởng ban chỉ đạo TP Hà Nội về Phòng chống tham nhũng nêu rõ:

"Việc chỉ đạo giải quyết theo đề xuất của Sở TN&MT không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty 118 là không phù hợp vì nguồn gốc số tiền bồi thường hỗ trợ tiền sử dụng đất là tiền của các hộ gia đình đóng. Công ty CP 118 là một pháp nhân mới, hoàn toàn không phải là đối tượng thụ hưởng, không có trách nhiệm đại diện cho các hộ gia đình.

Thêm nữa, sau khi chuyển số tiền bồi thường hỗ trợ hơn 78 tỷ đồng vào tài khoản, Công ty CP 118 có văn bản số 352/VP xác định rõ: Số tiền bồi thường, hỗ trợ trên có nguồn gốc từ tiền nộp thuế sử dụng đất của cán bộ, công nhân viên đóng góp, không phải tiền của doanh nghiệp, khi cổ phần hóa không đưa giá trị lô đất vào doanh nghiệp".

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế