Bài 5:

Vụ án “Chiếc dùi đục tưởng tượng”: Thương tích chỉ còn 1% vẫn khởi tố bằng được?

(Dân trí) - Sau quá trình điều tra lại, CQĐT Công an TX Từ Sơn (Bắc Ninh) kết luận tỷ lệ thương tích của người bị hại là 3% (ở các giai đoạn trước đây là 13%), VKSND thị xã Từ Sơn kết luận tỷ lệ thương tích của người bị hại chỉ còn 1%.

Theo thông tin PV Dân trí nhận được từ VPLS Trương Anh Tú - đơn vị tham gia bào chữa cho bị can Đàm Thuận Thao trong vụ kỳ án “Chiếc dùi đục tưởng tượng” thì được biết, sau gần 7 tháng CQCSĐT Công an thị xã Từ Sơn thực hiện điều tra lại, gần 01 tháng để VKSND thị xã Từ Sơn nghiên cứu hồ sơ, ngày 29/4/2016 vừa qua, VKSND thị xã Từ Sơn đã ban hành bản cáo trạng truy tố bị can Đàm Thuận Thao về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phần trăm thương tích của “người bị hại” Hoàng Thị Hoa chỉ lại là 1%.

Vụ án “Chiếc dùi đục tưởng tượng”: Thương tích chỉ còn 1% vẫn khởi tố bằng được? - 1
Vụ án “Chiếc dùi đục tưởng tượng”: Thương tích chỉ còn 1% vẫn khởi tố bằng được? - 2
Vụ án “Chiếc dùi đục tưởng tượng”: Thương tích chỉ còn 1% vẫn khởi tố bằng được? - 3

Thương tích chỉ còn 1% vẫn khởi tố bằng được?

Thương tích chỉ còn 1% vẫn khởi tố bằng được?

Mười tháng trước đây, tại phiên tòa phúc thẩm, do tài liệu chứng cứ trong hồ sơ không đủ để chứng minh bị cáo Đàm Thuận Thao phạm tội, đồng thời Trung tâm pháp y tỉnh Bắc Ninh có công văn xin rút lại Kết luận giám định pháp y khiến HĐXX phúc thẩm đã phải hủy bản án hình sự sơ thẩm do TAND thị xã Từ Sơn ban hành, trả hồ sơ cho VKSND thị xã Từ Sơn để thực hiện điều tra lại từ đầu. Đồng thời trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa.

Thực hiện các yêu cầu khi tiến hành điều tra lại của VKSND thị xã Từ Sơn, sau 04 tháng thực hiện điều tra, CQCSĐT Công an thị xã Từ Sơn đã ban hành bản Kết luận điều tra, trong đó phản ánh việc cơ quan này đã “âm thầm” đưa bà Hoàng Thị Hoa đi giám định lại thương tích tại Viện pháp y Quốc gia và kết luận thương tích của bà Hoa chỉ còn là 3%. Trên cơ sở tỷ lệ phần trăm thương tích của bà hoa, kết hợp với nhận định: “Vết thương của bà Hoa là do vật tày tiếp xúc phằng, có giới hạn gây nên và thanh gỗ có diện phẳng tối thiểu 5x6cm hoàn toàn có khả năng gây được thương tích trên người nạn” của Viện pháp y Quốc gia, CQCSĐT Công an thị xã Từ Sơn đã “hùng hồn” kết luận Đàm Thuận Thao dùng một chiếc dùi đục (được áng chừng kích thước các chiều) để gây thương tích 3% cho bà Hoàng Thị Hoa. Riêng đối với hung khí nguy hiểm là chiếc dùi đục thì không tiến hành thu thập được mà dựa trên lời khai của “người bị hại”, “người làm chứng” để đưa ra kết luận.

Do trong 04 tháng điều tra lại, CQĐT chưa thực hiện hết các yêu cầu, cụ thể đó là chưa tiến hành hoạt động thực nghiệm hiện trường nên VKS thị xã Từ Sơn đã phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Sau hơn 2 tháng điều tra bổ sung, ngày 01/4/2016 CQĐT đã ban hành bản kết luận điều tra bổ sung với nội dung không có gì mới so với lần kết luận trước.


Bị cáo Đàn Thuận Thao (phải) cùng luật sư Trương Anh Tú tại phiên toà tuyên huỷ án sơ thẩm.

Bị cáo Đàn Thuận Thao (phải) cùng luật sư Trương Anh Tú tại phiên toà tuyên huỷ án sơ thẩm.

Gần 1 tháng đề nghiên cứu hồ sơ để quyết định truy tố hay không truy tố bị can, ngày 29/4/2016, VKSND thị xã Từ Sơn đã ban hành bản cáo trạng truy tố bị cáo Thao ra trước TAND thị xã Từ Sơn về “Tội cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS. Về nội dung vụ án phản ánh trong bản cáo trạng , VKSND Từ Sơn cũng có nhận định giống như CQĐT, tuy nhiên về phần thương tích của bà Hoa thì cơ quan này đã nhìn thấy sự vô lý và đã chủ động bác phần thương tích 2% ở vành tai, do vậy tỷ lệ thương tích của bà Hoa chỉ còn 1%. Cụ thể cơ quan này có nhận định như sau: “Đối với vết thương tích ở vành tai phải của chị Hoàng Thị Hoa với tỷ lệ 2% và thương tích ở vùng mông, bụng quá trình điều tra đến nay chưa có đủ căn cứ để khẳng định thương tích trên của chị Hoàng Thị Hoa là do bị can Đàm Thuận Thao gây ra…”.

Tuy nhiên với 1% thương tích nhưng với việc sử dụng “chiếc dùi đục tưởng tượng” được đánh giá là hung khí nguy hiểm, do vậy cơ quan này vẫn kết luận rằng đã đã phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 104 BLHS.

Hiện hồ sơ vụ án đã được VKS chuyển đến TAND thị xã Từ Sơn. Theo quy định của pháp luật thì trong vòng hai tháng tới đây TAND thị xã Từ Sơn sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Nhận định về những diễn biến của vụ án, luật sư Trương Anh Tú - người bào chữa cho Đàm Thuận Thao cho biết: “Như tôi đã nhiều lần đưa ra nhận định trước đây, về bản chất, ai cũng hiểu đây là một vụ án oan, nhưng nếu đình chỉ ngay tại phiên phúc thẩm là điều không thẩm phán nào làm, trừ khi không còn sự lựa chọn nào khác. Vì vậy, việc tuyên hủy án điều tra lại, theo chúng tôi hiểu thực chất là “cái cớ” để các cơ quan cấp dưới “né trách nhiệm”.

Vụ án “Chiếc dùi đục tưởng tượng”: Thương tích chỉ còn 1% vẫn khởi tố bằng được? - 6

Bản giám định pháp ý có nhiều yếu tố tưởng tượng đã được Trung tâm pháp y tỉnh Bắc Ninh xin rút lại.

Bản giám định pháp ý có nhiều yếu tố "tưởng tượng" đã được Trung tâm pháp y tỉnh Bắc Ninh xin rút lại.

Nếu các CQTHTT khẳng định mình đã làm đúng, làm hết trách nhiệm thì tại sao không dám bảo vệ quan điểm của mình tới cùng. Trước đây, các kết luận thương tích của bà Hoa là 13%, khi luật sư chỉ ra những điều bất hợp lý, đấu tranh mạnh thì xin rút lại kết luận. Đến khi giám định lại thì rút từ 13% xuống còn 3%. Sau đó nhận thấy con số này vẫn còn vô lý thì tiếp tục rút xuống còn 1%. Chúng tôi khằng định rằng con số 0% mới là chính xác bởi lẽ các tài liệu trong hồ sơ không đủ cơ sở để kết luận Thao có hành vi gây thương tích cho bà Hoa. Chiếc dùi đục, tỷ lệ thương tích chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng khi không dựa trên thực tế.

Ở giai đoạn điều tra lại, các CQTHTT cố gắng “ép” cho bằng được có thương tích của bà Hoa (là điều kiện cần), và có tồn tại một chiếc dùi đục - hung khí nguy hiểm (điều kiện đủ), dù rằng chưa khi nào nhìn thấy “mặt mũi” của nó ra sao để có đầy đủ cơ sở khép tội Thao.

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là tại sao phải cố khẳng định “cho kỳ được” có tồn tại chiếc dùi đục và “nhắm mắt nhăm mũi” kết luận về tỷ lệ thương tích của “người bị hại”. Phải chăng để cứu những việc làm không phù hợp với quy định của pháp luật trước đây? Đây có phải là việc đâm lao phải theo lao của các CQTHTT thị xã Từ Sơn, ngay cả khi luật sư và HĐXX phúc thẩm đã chỉ ra những điểm chưa khách quan, mâu thuẩn và những sai phạm trong quá trình điều tra và truy tố?”.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế