Bài 4:

Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn "sống mòn" đến bao giờ?

Phạm Nguyễn Xuân Hinh

(Dân trí) - UBND TPHCM lại bất ngờ đẩy trách nhiệm về phía UBND quận 2 khiến người dân bức xúc sau khi báo Dân trí có công văn đề nghị UBND TPHCM thông tin về việc chậm thi hành án thửa đất số 2 đường Trần Não.

Sau khi báo Dân trí có công văn đề nghị UBND TPHCM thông tin về việc chậm thi hành án tại thửa đất rộng 7.700m2 tại số 2 đường Trần Não thì UBND TPHCM lại bất ngờ đẩy trách nhiệm về phía UBND quận 2 khiến người dân bức xúc.

TPHCM: Tòa xử thắng kiện, dân mòn mỏi chờ thi hành án

Vừa qua, báo Dân trí đã đăng tải loạt bài viết về việc các hộ dân ngụ tại số 2 đường Trần Não (quận 2) thắng kiện UBND TPHCM để đòi quyền lợi tại thửa đất rộng 7.700m2 mà họ đã sinh sống từ 40 năm trước.

Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 1
Khu đất nằm dưới chân cầu Sài Gòn

Hơn 3 năm kể từ ngày được Tòa án nhân dân cấp cao tuyên thắng kiện, các hộ dân mòn mỏi chờ đợi UBND TPHCM thi hành án.

Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 2
Do vậy, quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đời sống các hộ dân hiện đang rất khó khăn.

Trái với sự mong chờ từ phía các hộ dân, UBND TPHCM tiếp tục im lặng, không thi hành các bản án có hiệu lực.

Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 3

Văn bản 837 Bộ Tư pháp trả lời đại biểu QH Lê Thanh Vân

Ngày 11/3/2020, Bộ Tư pháp có văn bản số 837 thông tin về vụ việc. Theo công văn 837, Bộ Tư pháp cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc UBND TPHCM chậm thi hành án tại thửa đất rộng 7.700m2 tại số 2 đường Trần Não, quận 2 trong trường hợp UBND TPHCM vẫn tiếp tục không thi hành.

Vụ 3 năm chưa thi hành án: Bộ Tư Pháp sẽ báo cáo Thủ Tướng

Để rộng đường dư luận, báo Dân trí đã gửi công văn số 05/CV-VPPN đề nghị UBND TPHCM thông tin về nguyên nhân chậm trễ bất thường trên. Sau khi nhận được công văn trên, UBND TPHCM đã làm phiếu chuyển công văn trên đến UBND quận 2 để trả lời báo Dân trí. 

Theo luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh - đoàn luật sư TPHCM, việc UBND TPHCM chưa thi hành bản án của 2 cấp tòa án là vi phạm pháp luật. UBND TP. UBND TP không trực tiếp giải quyết các đề nghị, yêu cầu của các hộ dân mà chuyển thông tin sang UBND quận 2 là có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm. Việc này cần báo cáo Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, VKSNDTC để thanh tra, kiểm sát, chỉ đạo xử lý dứt điểm.

Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 4
"Đặc biệt với sự phát triển của thị trường bất động sản và tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng như tại khu vực Quận 2, TPHCM thì vụ việc kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân và sự phát triển chung của khu vực", ông Lĩnh nêu rõ.

Luật sư Lĩnh cho biết, Tòa TAND TPHCM nhận định việc UBND TPHCM bác đơn khiếu nại của người dân là không có cơ sở và tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 4890/QĐ-UB ngày 10/11/2003, Quyết định số 4889/QĐ-UB ngày 10/11/2003 và Quyết định số 4891/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của Chủ tịch UBND TPHCM. 

"Không đồng ý với quyết định trên, UBND TPHCM kháng cáo, đến khoảng giữa năm 2017, tại 3 phiên tòa xét xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TPHCM đều tuyên y án sơ thẩm. Theo "Khoản 7 Điều 242 Luật Tố tụng hành chính quy định bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án. Như vậy các quyết định trên của UBND TPHCM đương nhiên hết hiệu lực và các bản án nêu trên của Tòa án nhân dân Cấp cao có hiệu lực thi hành", Luật sư Lĩnh nhận định.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 311 Luật tố tụng hành chính, UBND TP có 30 ngày để tự nguyện thi hành bản án của 2 cấp tòa, tuy nhiên theo phản ánh của các hộ dân thì cho đến nay UBND thành phố vẫn chưa thi hành.

Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 5
Các bản án phúc thẩm số 81/2017/HC-PT được tuyên án vào ngày 16/5/2017, bản án phúc thẩm số 190/2017/HC-PT được tuyên án vào ngày 17/8/2017, bản án phúc thẩm số 213/2017/HC-PT được tuyên án vào ngày 24/8/2017

"Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính.

Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 6
Tuy nhiên, cho đến nay UBND TPHCM vẫn chưa tự nguyện thi hành các bản án và thông báo kết quả thi hành án bằng văn bản cho Tòa án nhân dân TPHCM và cơ quan thi hành án dân sự TPHCM là vi phạm pháp luật về tự nguyện thi hành án.
Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 7
Theo ông Lĩnh, khoản 1 Điều 23 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.” Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hành chính.
Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 8
UBND TPHCM đang “vi phạm nghiêm trọng” Luật tố tụng hành chính và quy định pháp luật về tự nguyện thi hành án!?
Vụ 3 năm chưa thi hành án tại TP.HCM: Người dân còn sống mòn đến bao giờ? - 9
TPHCM chậm thi hành án đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân

Khi Tòa án ban hành Quyết định buộc thi hành án, Quyết định này sẽ được gửi qua Cục thi hành án thành phố để thi hành theo quy định tại điều 14 Nghị định 71/2016 của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án (sau đây gọi tắt là Nghị định 71). Bản án tuyên hủy các quyết định hành chính nên bản án sẽ được thi hành theo quy định điều 16 Nghị định 71", luật sư Lĩnh chia sẻ thêm.

Vụ 3 năm chưa thi hành án: Vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng hành chính?

Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính.