Vụ cưỡng chế chấn động phá nát làng cổ:

"Tôi đau đớn trước nỗi đau và mất mát người dân làng Vân Lôi phải gánh chịu"

(Dân trí) - Trong số gần 1000 comment bạn đọc Dân trí phẫn nỗ với vụ cưỡng chế chấn động ngay sát Tết, phá nát ngôi làng cổ Vân Lôi - Bình Yên - Thạch Thất (Hà Nội), có nhiều giọt nước mắt đau đớn, xót xa. Dân trí xin đăng tải chia sẻ của bạn đọc johnsmith@yahoo.com.vn.



"Đứng về phía quyền lợi của người dân, tôi suy nghĩ và đau lòng rất nhiều kể từ khi UBND huyện Thạch Thất phối hợp với UBND xã Bình Yên cưỡng chế, đập phá nhà cửa và các công trình phụ của trên 50 hộ dân thôn Vân Lôi để thực hiện cái được gọi là "bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, lập lại kỷ cương trong công tác quản lý đất đai, TTXD" như lãnh đạo xã và huyện đã nói. 

Người dân phải chịu mất mát quá lớn về cả vật chất và tinh thần, biết bao mồ hôi công sức của người dân đã bị cái "kỷ cương" trà đạp đến tận xương tủy. Người dân đã phải hy sinh thậm chí cả máu và nước mắt trải qua hàng trăm năm nay từ đời ông cha để xây dựng và gìn giữ. 

Bản thân mỗi người dân có thể cống hiến tất cả mà không cần đòi hỏi gì nếu những việc làm đó là hợp tình hợp lý, là đạt được sự đồng thuận của dân, là đúng với pháp luật, là làm cho cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn về mọi mặt, còn bản chất của việc cưỡng chế ngày 24/12 âm lịch (giáp Tết) vừa qua là gì? 

Phải chăng đây là việc làm phá hoại lợi ích kinh tế và làm suy sụp tinh thần người dân, làm cho người dân mất đi lòng tin và có cảm giác nghi hoặc về vai trò của lãnh đạo địa phương này ở đâu? Pháp luật và những quy định của nó được tạo ra là để đảm bảo cho quyền lợi của người dân, để hướng dẫn mọi người hiểu và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình chứ không phải để áp đặt người dân phải làm theo những cái nhập nhèm đánh lận con đen con đỏ. 

Tôi đau đớn trước nỗi đau và mất mát người dân làng Vân Lôi phải gánh chịu.
Tôi đau đớn trước nỗi đau và mất mát người dân làng Vân Lôi phải gánh chịu.
Tôi đau đớn trước nỗi đau và mất mát người dân làng Vân Lôi phải gánh chịu.
"Tôi đau đớn trước nỗi đau và mất mát người dân làng Vân Lôi phải gánh chịu".

Câu hỏi luôn được đặt ra là liệu luật pháp đã đảm bảo được hoàn toàn quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng của những gia đình có các công trình nhà cửa, công trình chăn nuôi trồng trọt bị phá hoại một cách tàn nhẫn trái pháp luật, hay kỷ cương pháp luật là phải dồn người dân vào bước đường cùng? Công trình, vật nuôi, cây trồng, tiền của tích cóp để đầu tư vào phát triển kinh tế gia đình giờ đây chỉ còn lại là những đống gạch vụn, những cành cây khô ngổn ngang khắp làng, không có nghề nghiệp thì người dân sống bằng gì? Vậy thì dân giàu nước mạnh xã hội văn minh làm sao đây? 

Chúng ta luôn tuân theo chủ chương đường lối của Đảng và Nhà nước, luôn sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật vì Đảng, Nhà nước và Pháp luật là những cơ quan luôn chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Tôi thiết nghĩ việc làm hiện tại của UBND huyện Thạch Thất và UBND xã Bình Yên chưa đứng về phía quyền lợi của người dân, chưa đúng với ý Đảng lòng dân. Không chỉ thế mà còn đang lợi dụng uy tín của Đảng để thực hiên những việc làm đi ngược với quyền lợi chính đáng của nhân dân, tổn hại đến cuộc sống hiện tại và tương lai của người dân. 

Những người đảng viên mà cố tình làm trái với ý dân là những người kém hiểu biết, tôi nghĩ những người như vậy sẽ không thể đóng góp cho sự phát triển mà trái lại còn làm cho người dân nản lòng, thờ ơ và sinh tiêu cực, điều đó làm ảnh hưởng xấu đến hiện tại và tương lai của Đất nước. 

Tất cả những cá nhân hay bộ phận nào mà làm trái với lợi ích tập thể người dân, làm tổn hại đến danh dự của Nhà nước thì phải bị xử lý nghiêm minh để thể hiện rõ lập trường, quan điểm và sự dân chủ của chúng ta để có thể hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn và khẳng định với bạn bè quốc tế rằng "Nhà nước của chúng ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa".

Đến đây tôi chỉ muốn khẳng định lại một lần nữa là dù thế nào chăng nữa thì sự việc xảy ra ngày 24/12/2014 (âm lịch) tại thôn Vân Lôi người dân hoàn toàn không có lỗi nhưng đã phải gánh chịu một mất mát quá lớn cả về vật chất và tinh thần. 

Nếu như chính quyền địa phương thực hiện tổ chức cưỡng chế vào thời điểm sau tết thì có lẽ người dân thôn Vân Lôi sau 360 ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không phải khổ sở và tủi thân khi phải đón tết cổ truyền trên những đống gạch vụn và những cành cây khô như bằng những tiếng khóc lóc kêu cứu thậm chí nhiều người ngất sỉu như vậy".

(johnsmith@yahoo.com.vn)