Hải Dương:

Thừa nhận sai sót, UBND huyện Thanh Hà vẫn khẳng định đền bù đúng quy định

(Dân trí) - Liên quan đến đơn khiếu nại của người dân xã Tân An về giá đền bù dự án mở rộng tỉnh lộ 390, lãnh đạo huyện Thanh Hà thừa nhận có sai sót nhưng vẫn khẳng định làm đúng chủ trương, thậm chí còn áp mức giá đền bù cao hơn quy định để "làm lợi" cho người dân?

Dự án tỉnh lộ 390 áp dụng chế độ bồi thường không đồng đều gây bức xúc dư luận.
Dự án tỉnh lộ 390 áp dụng chế độ bồi thường không đồng đều gây bức xúc dư luận.
Dự án tỉnh lộ 390 áp dụng chế độ bồi thường không đồng đều gây bức xúc dư luận.

Như thông tin báo Dân trí đã đưa trong nhiều bài viết, một số hộ dân xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương gửi đơn phản ánh: UBND huyện Thanh Hà xác định vị trí, giá trị đất không đúng thực tế, từ đó dẫn đến áp dụng mức giá bồi thường không phù hợp, gây thiệt hại kinh tế cho công dân. Cho rằng UBND huyện Thanh Hà ban hành Quyết định giải quyết với nội dung bao che sai phạm, các ông Bùi Hữu Cung, Nguyễn Văn Học, Nguyễn Văn Hưng gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Hải Dương đề nghị xem xét lại mức đền bù GPMB phục vụ dự án mở rộng tỉnh lộ 390. Trong quá trình giải quyết đơn khiếu nại của công dân, UBND tỉnh Hải Dương chỉ ra hàng loạt sai sót của cấp dưới, đặc biệt là việc xác định vị trí đất - giá chuyển nhượng trên thị trường, nhưng tỉnh Hải Dương vẫn kết luận huyện Thanh Hà áp dụng chế độ bồi thường đúng quy định và không ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.

 Kết luận của UBND tỉnh Hải Dương trả lời khiếu nại của công dân.
 Kết luận của UBND tỉnh Hải Dương trả lời khiếu nại của công dân.
 Kết luận của UBND tỉnh Hải Dương trả lời khiếu nại của công dân.
 Kết luận của UBND tỉnh Hải Dương trả lời khiếu nại của công dân.
 Kết luận của UBND tỉnh Hải Dương trả lời khiếu nại của công dân.

Nhận được đơn khiếu nại của công dân xã Tân An do báo Dân trí chuyển đến các cơ quan chức năng đề nghị kiểm tra, làm rõ vụ việc và giải quyết quyền lợi hợp pháp cho công dân. Ngày 9/10/2014, ông Cao Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hải Dương ký Công văn số 892/STNMT-TTr gửi báo Dân trí. Nội dung Công văn số 892/STNMT-TTr thừa nhận dẫn đến việc khiếu nại kéo dài là do người dân cho rằng việc xác định vị trí đất để áp dụng mức giá đền bù là không phù hợp, thiếu công bằng vì khu vực đất ở của các hộ (xác định vị trí 2) và khu vực chợ Nứa (xác định vị trí 1) từ năm 2007 đến nay đều có mức tính thuế nhà đất giống nhau. 

Sở TN&MT tỉnh Hải Dương xác định việc khiếu nại quyền lợi của người dân là đòi hỏi chính đáng, nhưng mức tính thuế sử dụng đất hàng năm không phải là căn cứ để Sở Tài chính, các cơ quan chuyên môn trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá bồi thường. Sở TN&MT tỉnh Hải Dương thừa nhận, để xảy ra khiếu nại có phần lỗi của các cơ quan liên quan trong việc hiểu, áp dụng pháp luật chưa thống nhất trong cùng 1 văn bản. Ngoài ra, bước khảo sát giá của UBND xã Tân An cũng chưa đảm bảo quy trình. 
Tuy nhiên, cơ quan này vẫn khẳng định việc áp dụng giá khu vực chợ Nứa cao hơn các khu vực khác là đúng quy định của pháp luật, bởi vị trí đất ở chợ Nứa luôn có giá trị chuyển nhượng cao hơn các khu vực khác. Đồng nghĩa, quyền lợi hợp pháp của ông Nguyễn Văn Học, Bùi Hữu Cung và nhiều hộ dân khác vẫn không được xem xét lại theo đúng trình tự.

Trước đó, trong Quyết định giải quyết khiếu nại của công dân, UBND tỉnh Hải Dương kết luận, trong quá trình khảo sát UBND huyện Thanh Hà đã có thiếu sót do thu thập thông tin chưa đảm bảo quy trình, chưa phản ánh đúng giá chuyển nhượng. Vì sai sót nêu trên, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Chủ tịch huyện Thanh Hà chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân mắc sai sót trong quá trình khảo sát giá chuyển nhượng QSDĐ, lập hồ sơ bồi thường trình UBND tỉnh.

Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ ra hàng loạt sai sót của cấp dưới, nhưng UBND tỉnh Hải Dương vẫn bác toàn bộ nội dung khiếu nại của công dân xã Tân An, áp dụng nguyên mức giá thiếu công bằng là 4.000.000đ/m2, với lý do: Sai sót của huyện Thanh Hà chưa gây hậu quả, do đây chỉ là bước tham khảo và đơn giá phê duyệt vẫn đảm bảo đúng quy định.

Để làm rõ những dấu hiệu bất thường trong việc áp dụng chế độ đền bù, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng tỉnh lộ 390, ngày 7/11/2014, PV Dân trí đã đến trụ sở UBND huyện Thanh Hà làm việc theo giấy mời do ông Nguyễn Ngọc Loãn - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà ký.

Ông Loãn cho biết, về trường hợp ông Bùi Hữu Cung khiếu nại UBND huyện Thanh Hà xác định sai nguồn gốc đất, sai diện tích đất bị thu hồi, ông Loãn khẳng định: Các hồ sơ giấy tờ từ thời bố ông Cung là ông Thuyên ghi là đất ao và đến giờ thực tế vẫn là đất ao. Tại các buổi làm việc, ông Cung cho rằng gia đình xây nhà ở từ năm 1991. Tuy nhiên, ông Cung không đưa ra được giấy tờ chứng minh đã sử dụng trước ngày 15/10/1993. Để làm lợi cho dân, UBND huyện đã thực hiện theo Quyết định số 299, nếu theo diện tích trên sổ đỏ thì người dân sẽ bị thiệt. Việc UBND huyện Thanh Hà áp dụng mức hỗ trợ, đền bù hiện nay đối với hộ ông Bùi Hữu Cung là đúng quy định hiện hành và mang lại nhiều lợi ích cho công dân...

Vấn đề khiến các hộ dân có đất bị thu hồi phục vụ mở rộng tỉnh lộ 390 cảm thấy bức xúc nhất là việc áp dụng mức đền bù không đồng đều. Cụ thể, các hộ dân cùng nằm trên vị trí đất như nhau, nộp thuế sử dụng đất bằng nhau nhưng khi áp dụng một số hộ dân được đền bù ở vị trí 1, tương đương 6.000.000đ/m2, một số khác chỉ được đền bù mức 2, tương ứng 4.000.000 đ/m2. 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Loãn thừa nhận có việc áp dụng giá đền bù không đồng đều khi tổ chức GPMB thực hiện dự án mở rộng tỉnh lộ 390 đoạn đi qua xã Tân An. Cụ thể, khu vực chợ Nứa được đền bù mức 6.000.000đ/m2, các khu vực khác được đền bù 4.000.000đ/m2. Về việc này, ông Loãn “phân trần” : “Thời điểm lên phương án thu hồi, nếu theo quy định của nhà nước mức đền bù đất vị trí 1 ở xã Tân An cao nhất là 3.000.000đ/m2, vị trí 2 là 2.000.000đ/m2. Tuy nhiên, sau khi khảo sát giá chuyển nhượng thực tế UBND huyện quyết định áp dụng theo mức 6.000.000đ/m2 (vị trí 1) và 4.000.000đ/m2 (vị trí 2) nhằm làm lợi cho công dân. Lý do để áp dụng đền bù cho các hộ dân khu vực chợ Nứa theo vị trí 1, bởi đây là vị trí trung tâm giao lưu giữa 6 xã, chợ Nứa được xếp vào nhóm chợ loại 2 của tỉnh nên có vị trí sinh lời cao hơn.

Trả lời câu hỏi vì sao các hộ dân đóng thuế sử dụng đất hàng bằng nhau lại không được hưởng mức đền bù giống nhau? Ông Loãn cho rằng việc này có sai sót của cơ quan thuế, lẽ ra cơ quan thuế phải phân định rõ vị trí đất để áp dụng mức thu thuế cho phù hợp thực tế nhưng cơ quan thuế chưa làm hết trách nhiệm nên đã dẫn đến khiếu nại của người dân. Tuy nhiên, ông Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà vẫn khẳng định: “Mức thuế người dân đóng hàng năm không thể áp dụng sang chế độ đền bù GPMB. Thuế không được xem là điều kiện để áp dụng mức giá đền bù với các hộ dân...”.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Hải Dương kiểm tra và giải quyết quyền lợi của công dân.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Hải Dương kiểm tra và giải quyết quyền lợi của công dân.

Tại các Quyết định giải quyết khiếu nại của công dân, UBND tỉnh Hải Dương đã yêu cầu Chủ tịch huyện Thanh Hà chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân mắc sai sót trong quá trình khảo sát giá chuyển nhượng QSDĐ, lập hồ sơ bồi thường trình UBND tỉnh dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Về việc này, ông Loãn cho biết đã giao cho UBND xã Tân An tiến hành kiểm điểm cán bộ địa chính. Tuy nhiên, đến nay (ngày 7/11/2014), ông Loãn chưa nắm được thông tin xã Tân An đã việc kiểm điểm chưa? Chưa biết tên cán bộ địa chính bị kiểm điểm.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 8/9/2014, Trụ sở tiếp công dân Trung ương Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành Văn bản số 4640/TDTW gửi UBND tỉnh Hải Dương, yêu cầu tỉnh Hải Dương chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, xác minh vụ việc, đề xuất biện pháp giải quyết dứt điểm nội dung công dân khiếu nại, trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật, thông báo kết quả giải quyết về Trụ sở tiếp công dân Trung ương Đảng và Nhà nước.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.

Ngọc Cương - Anh Thế


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm