Những câu hỏi mong giải đáp trước khi tăng giá điện

Trước Kiến nghị Thủ tướng tăng giá điện và xóa bỏ “giá bậc thang” của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), ngoài việc phản đối người dân cũng đã đặt ra hàng nghìn câu hỏi mong chờ được giải đáp:

Một số ý kiến điển hình chúng tôi xin trích đăng:

 

Người gửi:  Hoàng Lê  Email:  hoangle1026@yahoo.com 

 

Tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn và các bậc thức giả hãy làm rõ một số điểm sau đây khi quyết định tăng giá điện:

 

1. Giá điện thật của các nước trong khu vực và quan hệ của giá điện với thu nhập trung bình của người dân. Khái niệm "khu vực" mà EVN đang nói gồm những nước nào, cần công khai giá điện trung thực, cách tính giá điện, và chất lượng phục vụ của hệ thống cung cấp và phân phối điện của các nước này so với chất lượng dịch vụ của ngành điện Việt Nam thế nào. Chúng ta không thể lấy giá điện trung bình của họ để làm chuẩn tính giá điện ở Việt Nam nhưng chất lượng phục vụ thì lại không thấy so sánh.

 

2. Bản chất hệ thống kinh tế Việt Nam là kinh tế nhà nước, không phải kinh tế thị trường. Phần lớn các công trình điện hiện nay đều lấy từ tiền đóng góp của dân (đất đai, nguồn tài nguyên cũng như kinh phí đầu tư từ xưa đến nay cho ngành điện đều do người dân gành chịu, không phải của các tập đoàn điện lực). Đặc điểm này khác hẳn các nước khác. Ngành điện cần làm rõ đóng góp từ người dân và chính phủ cần trả lời ngành điện có phục vụ những người è lưng vắt sức ra đóng góp cho sự phát triển ngành điện, còn những người làm điện thì lại ra sức tranh thủ mọi cơ hội để vắt sạch những giọt mồ hôi cuối cùng mà họ đã góp cho mình hay không?

 

3. Không thể tăng giá điện để lấy tiền đầu tư. Cũng không thể lập luận kiểu chỉ tăng giá điện mới gọi được đầu tư vào ngành này. Hàng năm ngành điện vẫn có lãi hàng ngàn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là ngành điện đã làm gì để chống tổn hao, lãng phí điện năng, nâng cao năng suất các công trình điện được giao quản lý? Cách quản lý hiện nay là một trong những nguyên nhân làm cho giá điện tăng cao trong khi phần lớn điện ở Việt Nam là thủy điện sao lại lấy giá than làm chuẩn? Xin hãy trả lời những câu hỏi này trước khi xem xét tăng giá điện.

Đặng Văn Mỹ  - Email:  dvanmy@gmail.com 


Kính gởi Thủ tướng và bạn đọc:

Tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ra nên xem lại toàn bộ sự vận hành của các ngành trong nền kinh tế đất nước. Đặc thù của nền kinh tế nước ta đã và đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết, khu vực kinh tế và dịch vụ tư nhân mạnh ai người đó tăng giá, khi nhà nước chưa tăng lương thì hàng hóa và dịch vụ đã tăng dữ dội rồi, các ngành kinh tế có quy mô lớn cũng lần lượt đề nghị Thủ tướng cho phép nâng giá để đảm bảo kinh doanh có lãi. Vậy, giá cả sẽ tăng đến bao nhiêu là hợp lý? Đièu này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống của đại bộ phận dân chúng lao động.

Một số hàng hóa và dịch vụ như Điện, không thể lấy mặt bằng các nước trên thế giới mà so sánh được. Điều kiện nước ta khác so với các nước đó, thu nhập của người dân thấp hàng vài chục lần, thì làm sao lấy tiêu chuẩn các nứoc để áp dụng. Việc tập đoàn điện lực làm ăn có lãi ít hoặc không có lãi là do "trình độ quản lý" của ngành này kém, không thể thực hiện việc tăng giá để đảm bảo có lãi đầu tư các dự án khác.

Lý luận và thực tiễn quản lý các ngành kinh tế nói chung ở các quốc gia phát triển cho thấy, mặt bằng giá cả của toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ có xu hướng ổn định hoặc giảm liên tục theo thời gian, đó là do sự nâng cao trình độ quản lý, áp dụng tiến bộ kỷ thuật, khai thác các lợi thế theo qui mô và quan điểm kinh doanh đúng đắn, tất cả vì khách hàng, vì người tiêu dùng. Có như vậy, người ta mới xây dựng và phát triển hệ thống các doanh nghiệp “tên tuổi”, có danh tiếng hàng trăm năm, phát triển thương hiệu không chỉ trên thị trường quốc gia mà cả thị trường thế giới.

Tôi thật sự không tán thành giải pháp nâng cao giá điện và đề xuất thực thi giá điện mới như trên.

 

Trân trọng

 

Phạm Minh Tuấn - Email:  qtkdk51@gmail.com

 

Xăng tăng hay giảm giá là còn do phụ thuộc vào thị trường thế giới thì còn “tạm chấp nhận” được nhưng Điện mà cũng đem so sánh với thị trường điện thế giới thì khập khiễng quá phải không các bác? Kiểu này là thấy anh Xăng tăng giá trong mấy ngày qua thì em Điện bức xúc quá cũng đòi tăng giá theo đây? Ừ mà kể ra cũng bực thật vì anh Xăng đùng phát tăng giá được ngay còn thằng em Điện xin lên xin xuống cũng đâu có được tăng giá? Ngày xưa nhà nước còn quản lý xăng dầu thì việc tăng hay giảm là rất khó nhưng từ khi buông thả theo cơ chế thị trường rồi thì việc tăng hay giảm là cực dễ luôn thế thì tại sao em Điện không học hỏi anh Xăng đấy, bảo với nhà nước để mình vận hành theo cơ chế thị trường đi thì lúc đó việc tăng giá là OK luôn nhưng khổ nỗi ngành Điện vẫn vận hành theo cơ chế độc quyền thì làm sao mà đua đòi với anh Xăng được. Nếu ngành điện  trong thời gian tới muốn phát triển thực sự thì cần phải có hướng đi cụ thể(...?) chứ không lại giống như "đấng mày râu" tập đoàn VINASHIN thì gay mất mà cứ mất điện thường xuyên như thời gian trước thì xin EVN đổi Slogan thành " Cúp điện mọi lúc mọi nơi" thì tốt hơn.

 

Nguyễn Thị thuy - Email:  thuydsvp@gmail.com

 

Là một người dân lao động thuần túy như bao người tôi thật bức xúc khi nói đến giá điện, giá nước. Gần như ngành điện luôn luôn đề ra lộ trình tăng giá và luôn so sánh giá điện với các nước khác trong khi không so sánh thu nhập của ta với họ. Cũng như ngành Bưu chính viễn thông họ đã có sự cạnh tranh trong kinh doanh, nên người dân phần nào thấy cuộc sống dễ chịu. Tình trạng cắt điện tràn lan như đợt cao điểm nắng nóng vừa rồi, tôi chưa hề thấy ngành điện lực có ý kiến trước dân. Tôi thiết nghĩ đã đến lúc Nhà nước cần phải xóa bỏ độc quyền của ngành điện lực Việt Nam và Chính phủ VN cần thấu hiểu hơn nữa nỗi khổ của người dân Việt Nam trong thời buổi tăng giá như thế này.

 

Trancuong - Email:  trancuongad@vnn.vn

 

Có nên tăng giá không khi mà thu nhập của chúng ta còn thấp. Tại sao lại đi so sánh mức chi tiêu của chúng ta với các nước trong khu vực và trên thế giới có mức sống cao hơn ta?

Theo tôi nghĩ hiện tại mức giá điện và cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, nước... vẫn còn ở mức quá cao so với thu nhập của người dân. Nếu chúng ta thu nhập ở mức cao thì tôi không nói làm gì, đằng này thu nhập của chúng ta thì còn quá thấp mà trong khi các loại mặt hàng thiết yếu thì các nhà cung cấp lại muốn bán cho dân với các mức giá của nước ngoài. Tôi nghĩ Chính phủ cần xem xét và hạn chế tăng giá để nền kinh tế của chúng ta được ổn định. Cần lấy số đông là những người có thu nhập trung bình và thấp để làm tiêu chí xem xét có nên tăng giá không, khi mà đất nước ta có đến 80% dân số là nông dân.

 

Lê Thanh - Email:  lethanh2706@gmail.com 

 

Giá xăng tăng, giá điện cũng tăng, lương người dân không tăng thì lấy gì để sống khi hàng tháng phải trả rất nhiều hóa đơn. Ngay cả những người dân TP cũng có những người nghèo, sinh viên ở nhà trọ cũng phải trả giá điện cao hơn hộ dân thường. Năm ngoái thì ngành điện lời cả ngàn tỷ đồng, thưởng to cho nhân viên. Năm nay điện cúp mọi lúc mọi nơi, sinh hoạt của người dân bị xáo trộn, công việc phải tạm ngừng vì lý do cúp điện. Thử hỏi tăng giá điện như vậy, trong khi dịch vụ còn quá nhiều hạn chế thì ngành điện tính thế nào???  

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm