Nhiều nghi vấn quanh tiền “chạy” điều chuyển

(Dân trí) - Có vẻ như mọi việc trong vụ “điều chuyển gần 400 giáo viên sai quy định” đã được UBKT Tỉnh uỷ Phú Thọ đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên một vấn đề hết sức quan trọng mà không ít người thắc mắc là tiền “chạy” điều chuyển giờ ra sao, lại không được nêu.

Vụ việc luân chuyển gần 400 cán bộ sai quy định tại một số trường học ở tỉnh Phú Thọ đã làm xáo trộn công việc giảng dạy của nhiều giáo viên. Đồng thời tiếp tục làm sâu sắc thêm nghịch lý, nơi thành phố, miền xuôi đã thừa càng thêm dôi dư giáo viên. Ngược lại giáo viên đã thiếu càng thêm khan hiếm tại các điểm trường miền núi, vùng sâu, vùng xa.

 

Kể cả sau khi có kết quả kỷ luật về Đảng với 4 cán bộ tham gia vụ việc luân chuyển này, vẫn còn nhiều người đặt câu hỏi: vậy những khoản "đầu tiên" rất không nhỏ mà trong ngành hầu như ai cũng biết khi giáo viên muốn điều chuyển, liệu đang ở đâu mà không thấy đề cập tới?
 
Nhiều nghi vấn quanh tiền “chạy” điều chuyển - 1

Kết luận kỷ luật 4 cán bộ trong vụ "chạy" điều chuyển giáo viên gây khá nhiều tranh cãi từ phía bạn đọc. (ảnh: H.Ngân)
 

Rất nhiều độc giả đã bất bình trước kết quả kỷ luật 4 cán bộ này, với nhận xét rằng xử lý như vậy là quá nhẹ đối với mức độ vi phạm.  Không ít độc giả còn dùng những phép so sánh tỉ lệ nghịch trong trường hợp này.

 

Hay nhỉ, bây giờ cứ vi phạm là khiển trách, cảnh cáo. Thảo nào mà cán bộ quản lý “thích” vi phạm (?) Cứ hỏi xem luân chuyển gần 400 giáo viên kia xong thì cấp quản lý đút túi bao nhiêu tiền? Để rồi khi bị phát hiện thì chỉ là khiển trách, cảnh cáo. Người dân ăn trộm 500 nghìn VND là có thể đi tù, nhưng cán bộ thì hình như tùy theo “trách nhiệm” - cán bộ càng bé thì kỉ luật càng lớn. Ngược lại, cán bộ càng lớn thì kỉ luật càng bé?... - Hoàng Lâm: 87meohoang@mail.com  

 

Điều chuyển 396 GV mà tỉnh không biết nhỉ? vì trong số đó nhiều người ở tỉnh ngoài xin về phải qua Sở Nội vụ. Cho nên bây giờ chỉ khiển trách là đúng, vì nếu có làm to thì lộ hết à?” - hung: hung@gmail.com  

 

Mình cũng đang làm trong ngành giáo dục. Hàng ngày chứng kiến cảnh “chạy chọt” người này, người kia để được tuyển dụng và thăng chức, nhưng chẳng thể “kêu” ai được vì hình như đâu đâu cũng thế, ngành nào cũng thế.

 

Việc xử lý như trên là quá NHẸ tay cho những con sâu mọt. Tiền của gần 400 hồ sơ thuyên chuyển đã rơi vào túi những ông hiệu trưởng, hiệu phó này biết bao nhiêu, mà cuối cùng những thầy cô cũng trắng tay ngậm ngùi trở lại cái mốc ban đầu đã ra đi. Tội nghiệp họ, tiền mất lại bị tật mang nữa...” - Bang lang: hoabanglang2585@yahoo.com  

 

Một thực trạng đáng buồn đã, đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục và một số lĩnh vực khác mà có liên quan đến 2 từ "biên chế". Gia đình nông dân nuôi 1 đứa con học xong đại học đã nợ tới 40-50 triệu đồng, ra trường xin việc phải mất 70-100 triệu đồng nữa. Với tình hình này, con em nhà nghèo không dám mong vào làm những nơi mà có 2 từ "biên chế" nữa đâu.

 

“Mức kỷ luật quá nhẹ... Thế còn tiền của dân mất vào túi các quan tham thì ai trả 30- 50 triệu đ/1 giáo viên x 396 giáo viên... Ôi, con số kinh khủng!” - Hoàng Tùng:  tungmai76@yahoo.com.vn   

 

Với vụ án trên, chỉ kỷ luật thôi là không đủ, phải truy tố. Thử hỏi việc GĐ Sở GD&ĐT ký 396 quyết định luân chuyển, thì có bao nhiêu tiền cũng "luân chuyển” theo những quyết định đó. Kỷ luật chỉ là hình thức, không mang tính răn đe ...” - Trần Quốc Lợi: loivm129129@gmail.com     

 

Thật đáng buồn cho ngành giáo dục! Họ là những con sâu làm rầu nồi canh. Hiện nay trên các vùng cao miền núi còn rất thiếu những giáo viên để mang lại con chữ giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói và tiếp cận nền giáo dục....Vậy mà chỉ vì lợi ích cá nhân mà chính những người như họ đã góp phần vào việc đưa nền giáo dục đi xuống. Thật đáng buồn. Làm vậy là trái ngược với chủ trương, chính sách của nhà nước. Tôi đã đọc nhiều bài báo viết về tham nhũng. Chúng ta cứ kêu gọi mọi người, mọi nhà cùng chung tay chống tham nhũng, nhưng trước hết các ngành chức năng cần là những tấm gương, là những lá cờ đầu trong việc này” -  rock bui: ngockhoa050685@gmail.com  

 

Theo tôi, mấy vị đó cần phải bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng. Cần làm rõ số tiền mà các quan chức nhận được của GV, nếu có nhận tiền phải trả lại cho giáo viên. Tội thì quá nặng mà xử lý quá nhẹ” - Kha: ltkha.dan@gmail.com  

 

Đây chính là nạn tham nhũng chứ đâu. Kiên quyết dẹp tham nhũng nhưng lại chỉ ra quyết định quá nhẹ. Nếu công an vào cuộc thì sao đây? Số tiền thu được từ những vụ "biên chế" hay "điều chuyển" này không dưới 2 tỷ đồng. Mà số tiền bất chính này lại được thu từ những thầy cô mới ra trường còn non trẻ...” - Hoàng Dũng: hoangdung@gmail.com   

 

Bên cạnh đó, nhiều độc giả còn nhân dịp “tố” thêm thực trạng tương tự ở một số địa phương khác.

 

Bức xúc quá! Tình trạng này đang diễn ra ở khắp nơi, Thanh Hóa là một điển hình. Không biết với nền giáo dục như thế này thì tương lai con em chúng ta sẽ ra sao đây! Nếu không làm triệt để vấn đề này thì còn làm được việc gì khác?” - HA: dongocha1411@yahoo.com 

 

Tại Châu Đức, mấy năm gần đây luân chuyển giáo viên như vậy. Họ lấy cớ điều tiết chất lượng nhưng lại chuyển những giáo viên có tính ngay thẳng đi xa, nhận về giáo viên khác (chắc chắn có gì đó ở cửa sau). Có trường thiếu giáo viên bộ môn vẫn chuyển đi làm thiếu thêm và lại nhận về bộ môn dư, có khi dư đến 3 người. Phóng viên hãy về trường THCS Phan Đình Phùng (ở thị trấn Ngãi Giao) điều tra thì rõ như ban ngày. Rất mong” - Nguyễn Tâm: mindvie@gmail.com  

 

Về trường TNCS Nguyễn Hiền - Nha Trang mà xem, giờ làm gì có 50 - 70 triệu nữa. Vật giá tăng gấp đôi rồi và lòng tham cũng cấp số nhân ấy. Mong sao có phép mầu kỳ diệu mới thoát khỏi cảnh này” - Phong: phong@gmail.com  

 

Với cái nhìn khách quan thì có thể thấy trong những việc như thế này lỗi không chỉ thuộc ở các nhà quản lý bởi những giáo viên “chạy tiền” cũng đã phần nào tiếp tay cho những "sâu mọt" làm việc sai trái. Đó cũng là ý kiến của một cô giáo phản ánh:

 

Mình cũng rất bất bình khi đọc được thông tin này, nhưng ở đây không chỉ có lỗi của những nhà quản lý. Mà ngay cả mỗi giáo viên chúng ta cũng cần phải xem xét lại bản thân mình đã thực sự tâm huyết và yêu mến nghề hay không? Bởi lẽ chính chúng ta đã tự làm hư chúng ta. Chạy trường, chuyển công tác...cứ đem tiền ra để giải quyết mọi vấn đề . Đến khi bị phanh phui ra thì lại đổ lỗi cho nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Thiết nghĩ đây không thể không có trách nhiệm của các giáo viên” - B Huyen: huyendung79@gmail.com  

 

Bách Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm