Long An:

Người mẹ già 30 năm mòn mỏi làm chế độ liệt sĩ cho con: Chờ đến bao giờ nữa?

(Dân trí) - “Những người sống trong thời bình hãy nhìn lại thời chiến tranh, nếu không có những con người sống vô tư, không nghĩ tới bản thân mình thì mới có hoà bình. Bởi vậy những người đã hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc họ không mong gì hơn là hãy trả lại cho họ những gì mà người thân của họ còn sống đáng phải nhận đó là tấm bằng Tổ Quốc Ghi Công. Mong các cấp chính quyền đừng đùn đẩy nhau nữa”, bạn đọc Dân trí bày tỏ quan điểm.

29 năm mòn mỏi trông đợi những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước để bù đắp lại những mất mát, đau thương mà gia đình đã phải đón nhận từ ngày quân nhân Huỳnh Tấn Quới hy sinh, không biết đã bao lần cụ bà Nguyễn Thị Bồng đã mừng rơi nước mắt khi có chút hy vọng từ phía các cơ quan thực hiện chính sách.

Trong những ngày cận kề năm mới 2018, khi phóng viên Dân trí báo tin vui cho bà rằng Đại tá Trần Văn Trai, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Long An đã thông tin: “Hiện nay, hồ sơ công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quân nhân Huỳnh Tấn Quới đã được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An hoàn chỉnh xong và đã đề nghị về trên thẩm định, công nhận liệt sĩ”, bà đã khóc, khóc rất nhiều vì cuối cùng sau 29 năm những công lao, đóng góp xương máu của con trai bà đã sắp được Tổ quốc ghi nhận để trở thành niềm an ủi, tự hào của bà những ngày cuối đời này.

Thật xót xa!

Tưởng chừng niềm vui ấy sẽ sớm đến trước thềm tết nguyên đán, nhưng rồi bà lại hy vọng thêm rằng “chắc qua cái tháng giêng thôi là cấp trên của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An sẽ thẩm định xong và bà sẽ có tin vui”… Rồi niềm hy vọng ấy lại kéo dài sang đến năm thứ 30, bà vẫn phải chờ đợi trong nước mắt. Dòng tin nhắn của người thân trong gia đình bà gửi đến điện thoại PV Dân trí với nội dung: “Gia đình vẫn chưa nhận được thông tin gì mới cả, bà cụ khóc nhiều lắm, ngày nào bà cũng ra cửa ngóng người đưa thư đến... mong báo Dân trí giúp đỡ gia đình tôi vì “người già như chuối chín cây” chẳng biết bà phải rơi nước mắt chờ đợi đến khi nào nữa” – thật xót xa.


29 năm qua, bà Nguyễn Thị Bồng và gia đình vẫn mòn mỏi trông đợi những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước để bù đắp lại những mất mát, đau thương mà gia đình đã phải đón nhận từ ngày quân nhân Huỳnh Tấn Quới hy sinh. Chỉ mong sao những công lao, đóng góp xương máu của anh được Tổ quốc ghi nhận để trở thành niềm an ủi, tự hào của bà lúc về già.

29 năm qua, bà Nguyễn Thị Bồng và gia đình vẫn mòn mỏi trông đợi những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước để bù đắp lại những mất mát, đau thương mà gia đình đã phải đón nhận từ ngày quân nhân Huỳnh Tấn Quới hy sinh. Chỉ mong sao những công lao, đóng góp xương máu của anh được Tổ quốc ghi nhận để trở thành niềm an ủi, tự hào của bà lúc về già.

Bày tỏ nỗi niềm bức xúc xen lẫn xót xa, bạn đọc Dân trí đã bày tỏ ý kiến: “Hành trình 29 năm để đi đòi sự tri ân của một bà mẹ người lính, nghe mà quá đau lòng, xót xa. Sao lại thờ ơ, tắc trách, vô cảm trước nỗi đau mất mát của dân đến vậy? phải đứng dậy mà làm chứ, phải xác minh, tìm hiểu, đối chiếu quy định chính sách hiện hành của nhà nước ta rồi trả lời, giải quyết cho dân chứ. Đừng chơi trò đá bóng ma trước nỗi đau của bà cụ mất con nữa”, bạn đọc Hoàng Hùng.

“Đến nay hồ sơ mới được Bộ CHQS Long An hoàn tất để gửi lên cấp trên xét duyệt." còn xét được hay không chưa biết đến bao giờ”, bạn đọc Hoàng Văn Nguyên.

Bạn đọc Trần Thắng:“Với bà cụ ở đây là danh dự và trách nhiệm với linh hồn người đã hy sinh. Không phải bà cụ theo 29 năm để lấy chế độ ưu đãi và tiền trợ cấp. Nên các cơ quan chức năng phải tự thấy trách nhiệm của mình và thấy tự trọng, xấu hổ khi bà cụ phải như vậy!”

“Những người sống trong thời bình hãy nhìn lại thời chiến tranh, nếu không có những con người sống vô tư, không nghĩ tới bản thân mình thì mới có hoà bình. Bởi vậy những người đã hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc họ không mong gì hơn là hãy trả lại cho họ những gì mà người thân của họ còn sống đáng phải nhận đó là tấm bằng Tổ Quốc Ghi Công. Mong các cấp chính quyền đừng đùn đẩy nhau nữa”, quan điểm của bạn đọc Lê Nhật Bảo Nam cũng là niềm mong mỏi của gia đình quân nhân Huỳnh Tấn Quới, của bao bạn đọc Dân trí khi theo dõi loạt bài này.

Chờ cấp trên thẩm định, công nhận liệt sĩ!

Theo thông tin từ Bộ chỉ huy Quân sự (Bộ CHQS) tỉnh Long An, sau khi quân nhân Huỳnh Tấn Quới từ trần, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Sở LĐTB&XH) Long An đã có công văn số 920/LĐ. TBLS ngày 5/10/1996 xin chủ trương giải quyết số quân nhân làm nghĩa vụ kinh tế chết và bị thương. Ngày 31/5/2015, Sở LĐTB&XH tiếp tục có công văn tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn về việc xin chủ trương giải quyết chính sách ưu đãi cho những người từ trần hoặc bị thương trong lúc thực hiện nghĩa vụ lao động tại các Đoàn xây dựng kinh tế gửi Bộ LĐTB&XH và Bộ Quốc phòng.

Người mẹ già 30 năm mòn mỏi làm chế độ liệt sĩ cho con: Chờ đến bao giờ nữa? - 2

Người mẹ già 30 năm mòn mỏi làm chế độ liệt sĩ cho con: Chờ đến bao giờ nữa? - 3


Buổi họp do UBND tỉnh Long An chủ trì gồm các thành viên Hội đồng xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng cấp tỉnh đã thống nhất đề nghị xem xét công nhận liệt sĩ đối với quân nhân Huỳnh Tấn Quới.

Buổi họp do UBND tỉnh Long An chủ trì gồm các thành viên Hội đồng xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng cấp tỉnh đã thống nhất đề nghị xem xét công nhận liệt sĩ đối với quân nhân Huỳnh Tấn Quới.

Ngày 12/6/2015, Bộ Quốc phòng có văn bản phúc đáp thể hiện, đối với trường hợp quân nhân tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế do quân đội tổ chức (kể cả số quân nhân được điều động, tăng cường giúp các địa phương lao động, xây dựng kinh tế) khi bị thương hoặc từ trần đã được quân đội giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của từng thời kì (quân nhân bị thương giải quyết chế độ thương binh loại B hoặc tai nạn lao động; chế độ tử sĩ đối với quân nhân từ trần).

Ngày 4/4/2017, Uỷ ban về các vấn đề xã hội có công văn về việc giải quyết đơn thư công dân của bà Nguyễn Thị Bồng (mẹ quân nhân Huỳnh Tấn Quới) gửi Bộ Quốc phòng. Trong đó có đề nghị xem xét Điều 1 Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 của Hội đồng Chính phủ về bổ sung tiêu chuẩn liệt sĩ và thương binh, bổ sung chính sách

Ngày 19/4/2017, Cục Chính sách – Tổng Cục Chính trị có công văn số 925/CS-TBLS về việc xác minh thông tin quân nhân Huỳnh Tân Quới, gửi Cục Chính trị Quân khi 7, trong đó có đề nghị chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh Long An xác minh, làm rõ trường hợp hy sinh (từ trần) của quân nhân Huỳnh Tấn Quới; nếu đúng như nội dung phản ảnh trên, chỉ trì tổ chức hồi nghị phối hợp với Sở LĐTB&XH Long An và các cơ quan, đơn vị có liên quan, đối chiếu với quy định tại Quyết định 301/CP ngày 20/9/1980 của Hội đồng Chính phủ và Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ để lấy ý kiến đề xuất thống nhất về việc giải quyết chính sách đối với quân nhân Huỳnh Tấn Quới.

Ngày 31/5/2017, UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp, thành phần gồm các thành viên Hội đồng xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng cấp tỉnh và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện nghỉ hưu, tất cả đều thống nhất đề nghị cấp trên xem xét công nhận liệt sĩ đối với quân nhân Huỳnh Tấn Quới.

Ngày 20/6/2017, UBND tỉnh có công văn số 2629/UBND-KGVX đề nghị công nhận liệt sĩ đối với ông Huỳnh Tấn Quới (kèm theo hồ sơ liệt sĩ) gửi bộ Quốc phòng, Bộ LĐTB&XH.

Ngày 21/7/2017, Bộ LĐTB&XH có công văn số 3047/LĐTBXH-NCC về việc xác nhận liệt sĩ đối với quân nhân Huỳnh Tấn Quới gửi Tổng Cục Chính trị - Quân đội Nhân dân Việt Nam về việc xác nhận liệt sĩ đối với ông Huỳnh Tấn Quới. Ngày 27/10/2017, Sở LĐTB&XH Long An đã bàn giao Hồ sơ đề nghị Công nhận liệt sĩ đối với trường hợp ông Huỳnh Tấn Quới cho Bộ CHQS tỉnh Long An để đề nghị công nhận liệt sĩ theo ngành chính sách quân đội.

“Hiện nay, hồ sơ công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quân nhân Huỳnh Tấn Quới đã được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An hoàn chỉnh xong và đã đề nghị về trên thẩm định, công nhận liệt sĩ”, Đại tá Trần Văn Trai, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Long An thông tin.

Trước đó, Báo Dân trí nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Bồng (75 tuổi, ngụ tại số 31 Huỳnh Thị Mai, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An) phản ánh về trường hợp con trai của bà là chiến sĩ Huỳnh Tấn Quới (SN 1969), được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long an phát lệnh gọi thi hành nghĩa vụ quân sự thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An.

“Khi nhập ngũ con tôi được điều động làm bộ đội kinh tế. Đến ngày 04/10/1988 trong lúc thi hành nhiệm vụ lái máy cày khai hoang đất cho đơn vị thì xảy ra sự việc mìn nổ chết. Khi xảy ra sự việc, Ban chỉ huy Đoàn III Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An tổ chức tang lễ và làm thủ tục gửi về trên xét liệt sĩ cho con tôi. Từ đó đến nay đã 29 năm vẫn chưa được Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội xem xét giải quyết chính sách liệt sĩ cho con tôi Huỳnh Tấn Quới”, bà Bồng trình bày trong đơn.

30 năm qua, bà Bồng đã gửi đơn đến nhiều cơ quan từ địa phương đến Trung ương để làm chế độ, công nhận liệt sĩ cho con trai, đến nay hồ sơ mới được Bộ CHQS Long An hoàn tất để gửi lên cấp trên xét duyệt.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Ngọc Hân