Bài 68:

Kỳ án 194 phố Huế: "Không có cơ sở áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho Trịnh Ngọc Chung"

(Dân trí) - "Trường hợp TAND Tối cao tuyên mức án cao hơn mức án sơ thẩm 30 tháng tù treo thì mới thực sự tương xứng với hành vi và tính chất của tội phạm của Trịnh Ngọc Chung bởi hoàn toàn không có cơ sở để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Chung", luật sư Trương Quốc Hòe nhận định.


Mức án 30 tháng tù treo TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung khiến dư luận bức xúc.

Tòa phúc thẩm TAND Tối cao vừa ra quyết định đưa vụ án “Ra quyết định trái pháp luật” đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung ra xét xử phúc thẩm, triệu tập một số thành viên gia đình 194 phố Huế tới tham dự phiên tòa. Theo giấy triệu tập, vụ án đưc đưa ra xét xử phúc thẩm vào hồi 8h ngày 04/03/2015 tại trụ sở Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội (262 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội).

Liên quan đến vụ án này, PV Dân trí đã có buổi làm việc với luật sư Trương Quc Hoè - Trưng VPLS Interla (Đoàn lut sư TP Hà Ni)ới góc độ pháp lý.

Thưa Lut sư Trương Quốc Hoè, xin luật sư cho biết quan điểm của mình trước nững những điểm bất thường trong mức án mà TAND thành phố Hà Nội tuyên đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung tại phiên toà sơ thẩm?

Luật sư Trương Quốc Hoè: Vụ kỳ án 194 Phố Huế đã được TAND thành phố Hà Nội đưa ra xét x sơ thẩm vào ngày  07/07/2014. Đến ngày 10/07/2014, TAND thành phố Hà Nội đã ra Bản án sơ thẩm số 280/2014/HSST, tuyên bị cáo Trịnh Ngọc Chung phạm tội “Ra quyết định trái pháp luật” theo khoản 2 Điều 269 Bộ luật hình sự. Về hình phạt, TAND thành phố Hà Nội tuyên bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm đồng thời tách phần bồi thường thiệt hại cho gia đình 194 phố Huế sang một vụ án dân sự khác.

Luậ
Luật sư Trương Quc Hoè: "Không có cơ sở áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho Trịnh Ngọc Chung".

Có thể nói, mức hình phạt mà TAND thành phố Hà Nội đưa ra đối với Trịnh Ngọc Chung là quá nhẹ, hoàn toàn không thỏa đáng, không mang tính răn đe cũng như không thể hiện hết được tính nghiêm minh của pháp luật, thậm chí là không đúng với quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, mức án này còn khiến dư luận hết sức bức xúc và đặt dấu hỏi về sự công bằng của pháp luật.

Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND thành phố Hà Nội đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Trịnh Ngọc Chung theo điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46 và Điều 60 Bộ luật hình sự là: “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” và “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”,  đồng thời nhận định do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên không cần thiết phải bắt bị cáo cách ly xã hội cũng đủ giáo dục bị cáo thành công dân tốt có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, dường như việc nhận định cũng như áp dụng các tình tiết giảm nhẹ của TAND thành phố Hà Nội đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung đang hết sức khiên cưỡng và thiếu cơ sở. Trước hết là về tình tiết “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Lật lại hồ sơ vụ án có thể thấy rất rõ, khi phạm tội hoàn toàn do bị cáo chủ động thực hiện hành vi, chỉ đạo và ra lệnh cho những người khác phải làm theo ý của mình để thực hiện đến cùng hành vi phạm tội cũng như để che giấu hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra, truy tố cũng như xét xử, bị cáo chưa một lần thừa nhận hành vi phạm tội của mình, thậm chí còn quanh co đổ tội cho các thuộc cấp của mình, dù tại Kết luận điều tra, Cáo trạng cũng như tại phiên toà Hội đồng xét xử cũng đã khẳng định có đủ căn cứ để khẳng định Trịnh Ngọc Chung đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ thi hành án, biết rõ việc ban hành văn bản thi hành án là sai luật, nhưng vẫn cố tình thực hiện, gây thiệt hại lớn cho gia đình 194 Phố Huế.

Do  việc Hội đồng xét xử viện dẫn tình tiết giảm nhẹ để áp dụng Khoản 2, Ðiều 296 Bộ luật Hình sự: "Mặc dù quá trình thẩm vấn tại phiên tòa bị cáo Chung quanh co chối tội, nhưng do bị cáo là người trưởng thành trong quân đội, lại có rất nhiều bằng khen của các cấp cơ quan nên Tòa thấy không nhất thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội" là không thuyết phục.

Công luận chờ đợi một bản án nghiêm minh với kỳ án 194 phố Huế.
Công luận chờ đợi một bản án nghiêm minh với kỳ án 194 phố Huế.

Vì Hội đồng xét xử đã thừa nhận Trịnh Ngọc Chung cố ý phạm tội, gây thiệt hại lớn cho người dân, mà thiệt hại ở đây được cáo trạng xác định là hơn 6,6 tỷ đồng, có nghĩa rằng đã ở mức rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử đã nhận định tại phiên tòa bị cáo luôn "quanh co chối tội" thì làm sao có biểu hiện của sự "ăn năn hối cải"?

Thậm chí bị cáo còn lớn tiếng tranh cãi với vị đại diện Viện kiểm sát về việc mình vô tội, khai trước tòa rằng sở dĩ bị cáo vướng vào vòng lao lý không phải do vi phạm pháp luật mà do bị VKSND Tối cao cố tình triệt hạ bị cáo. Như vậy sao có thể được coi là “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” để được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS? Mặt khác, kể từ khi bị khởi tố bị can đến lúc Tòa tuyên án đã gần ba năm, nhưng bị cáo Chung vẫn không hề có động thái tích cực nào để ngăn ngừa, giảm bớt tác hại do hành vi phạm tội của mình gây ra cho người dân và cũng chưa hề có hành vi nào khắc phục hậu quả. Chính vì vậy, việc HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ này là hoàn toàn không có căn cứ.

Về tình tiết “Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác” theo điểm s khoản 1 Điều 46, HĐXX nhận định: “xét nhân thân bị cáo tốt, trước khi phạm tội đã có thời gian công tác, cống hiến lâu năm, được nhiều giấy khen của Bộ tư pháp, UBND TP Hà Nội, bị cáo là người trưởng thành trong quân ngũ, do vậy khi lượng hình cần xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo... Bị cáo là người có công ăn việc làm ổn định, có nơi ở rõ ràng, có sức khỏe làm việc cống hiến cho xã hội, nên khi lượng hình tòa thấy không cần thiết phải bắt bị cáo phải cách ly với xã hội mà để cho bị cáo được cải tạo lao động sản xuất cũng đủ trở thành công dân tốt cho xã hội”.

Do vậy, mặc dù bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị VKSND tối cao truy tố theo Khoản 3 Điều 296 Bộ luật Hình sự, theo tội danh này thì bị cáo có nguy cơ đối diện với mức án từ 5 đến 10 năm tù, và tại phiên tòa, vị đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung mức án từ 5 đến 6 năm tù và buộc phải cách ly với xã hội, nhưng cui cùng HĐXX lại đã tuyên phạt bị cáo có 30 tháng tù, cho hưởng án treo. Mức án mà TAND thành phố Hà Nội đã tuyên đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung là quá nhẹ, không tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Tại phiên xử vụ 194 phố Huế, VKSND TP Hà Nội đề nghị mức án 5 - 6 năm tù giam đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung, nhưng HĐXX chỉ tuyên phạt bị cáo này 30 tháng tù treo. Theo bạn mức án nào là hợp lý?
Mức án tù giam VKSND TP Hà Nội đề nghị
Mức án treo HĐXX đã tuyên
  

Phiên tòa phúc thẩm được TAND Tối cao ấn định diễn ra vào hồi 8h ngày 04/03/2015 tại trụ sở Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại Hà Nội. Như đã phân tích, nếu phiên tòa được diễn ra thì các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung không thể được áp dụng tiếp, bởi sự phi lý đầy mâu thuẫn của nó. Vậy nếu TAND Tối cao tuyên y án bản án sơ thẩm thì rõ ràng những bất thường và bất công trong bản án sơ thẩm sẽ vẫn tồn tại và hoàn toàn không được giải quyết, những bất bình trong dư lun cũng như đối với người trong cuộc không những không được giải tỏa mà còn tăng lên. Không thể nào duy trì một bản án có quá nhiều bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng cho bị hại là gia đình 194 Phố Huế. Càng không thể nào dung túng và bao che cho hành vi phạm tội cũng như thái độ ngoan cố đầy thách thức của bị cáo Trịnh Ngọc Chung trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

Trường hợp TANDTC sẽ tuyên mức án cao hơn mức án của bản án sơ thẩm thì mới thực sự tương xứng với hành vi và tính chất của tội phạm, bởi như đã phân tích, hoàn toàn không có cơ sở để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Trịnh Ngọc Chung trong trường hợp này. Mặt khác, tình tiết “Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác” đã được áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm nên tới phiên tòa phúc thẩm sẽ không thể áp dụng tình tiết này. Chỉ khi TANDTC tuyên mức án cao hơn mức án của bản án sơ thẩm thì những bất thường trong bản án sơ thẩm mới được giải quyết và rõ ràng công lý lúc này mới được thực thi đối với toàn bộ hành vi phạm tội của bị cáo Trịnh Ngọc Chung.

Công luận chờ đợi một bản án nghiêm minh với kỳ án 194 phố Huế.
Công luận chờ đợi một bản án nghiêm minh với kỳ án 194 phố Huế.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trịnh Ngọc Chung sẽ được mở vào sáng mai 4/3 tại trụ sở TAND Tối cao.

Thưa lut sư, khi bắt đầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can cho đến giai đoạn đầu TAND TP Hà Nội thụ lý vụ án thì gia đình 194 Phố Huế được xác định là Người bị hại, tuy nhiên đến khi gần xét xử thì TAND TP Hà Nội đã bất ngờ “chuyển đổi” tư cách tham gia tố tụng của họ sang là Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, phải chăng đây tiếp tục lại là một điểm “bất thường” trong vụ án này?

Luật sư Trương Quốc Hoè: Trước khi xét xử phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã đột nhiên chuyển đổi tư cách tham gia tố tụng xác định các thành viên của gia đình 194 Phố Huế thành Nời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do đó, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự thì gia đình 194 Phố Huế chỉ có quyền kháng cáo bản án về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại dân sự mà không có quyền kháng cáo đối với hình phạt của bị cáo. Thế nhưng, tại phiên tòa này, HĐXX đã tuyên tách phần bồi thường thiệt hại dân sự thành một vụ án khác, xét xử sau nếu gia đình 194 Phố Huế có yêu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc gia đình 194 phố Huế hoàn toàn không có quyền kháng cáo đối với bản án đã tuyên ngày 10/07/2014. Đây rõ ràng là một điểm “bất ”thường” xâm hại nghiêm trọng đến quyền- lợi ích hợp pháp của các bị hại.

Theo khoa học hình sự, khách thể tội phạm của tội “Ra quyết định trái pháp luật” là lợi ích của Nhà nước, xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm đến hoạt động bình thường của Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án. Hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung đã gây nên rất nhiều tổn thất về vật chất và tinh thần đối với gia đình nhà 194 phố Huế. Theo Cáo trạng số 18/VKSTC-V1A ngày 08/07/2013 thì tổng số thiệt hại lên tới 6.696.053.000 đồng. Như vậy, có thể thấy rõ ràng gia đình nhà 194 phố Huế là bị hại trong vụ án này. Việc TAND thành phố Hà Nội xác định gia đình 194 phố Huế là người có quyền và nghĩa vụ liên quan là không đúng, gây nh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình 194 phố Huế, đặc biệt là đã tước đi quyền kháng cáo của người bị hại.


Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, gia đình 194 phố Huế cũng như luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại đã liên tục gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền như TAND thành phố Hà Nội, VKSND thành phố Hà Nội, TANDTC… (đã gửi đơn khiếu nại tới 3 lần) theo đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54, Điều 59 BLTTHS năm 2003: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Và theo quy định tại Điều 338 BLTTHS năm 2003 thì: “Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên từ đó tới nay, gia đình 194 phố Huế cũng như Văn phòng luật sư chưa hề nhận được bất cứ văn bản phản hồi nào từ phía các cơ quan này về việc giải quyết khiếu nại. Hiện nay, TANDTC đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm mà không hề xem xét đến việc Toà án cấp sơ thẩm đã xác định sai tư cách tham gia tố tụng của gia đình 194 phố Huế. Việc các cơ quan có thẩm quyền cố tình không trả lời, không giải quyết khiếu nại mà vẫn tiếp tục quyết định tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Người bị hại mà còn khiến chúng tôi hết sức lo ngại về việc liệu có thể đảm bảo hay không tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Theo quan điểm của tôi, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình 194 phố Huế, Tòa án cấp phúc thẩm cần xác định đúng đắn về tư cách tố tụng của gia đình 194 phố Huế, vì rõ ràng họ là người bị hại trong vụ án chứ không phải người có quyền, nghĩa vụ liên quan như tòa án cấp sơ thẩm đã xác định. Để thực hiện được việc này, TANDTC cần thiết xem xét tới việc hoãn phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 04/03 sắp tới để giải quyết những yêu cầu trong đơn khiếu nại của gia đình 194 Phố Huế và để gia đình họ có được quyền kháng cáo bản án và tham dự phiên tòa xét xử phúc thẩm với tư cách là Người bị hại trong vụ án này.

Xin cảm ơn Luật sư!

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những diễn biến mới nhất của vụ án này.

Anh Thế