Đề nghị điều tra vụ một phụ nữ bị ném vỡ đầu giữa thủ đô
(Dân trí) - Báo Dân trí nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Hồng, trú tại 70 Lý Thường Kiệt, TP. Hà Nội phản ánh việc bà bị một số đối tượng cầm gạch ném trúng đầu khiến nạn nhân choáng váng, phải vào bệnh viện cấp cứu.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Hồng cho biết: Vào khoảng thời gian trên, bà Hồng đi đón một người bạn để bàn chuyện công việc. Đang đứng đợi bạn thì bất ngờ bà bị một người phụ nữ cùng một người đàn ông cầm gạch ném túi bụi.
Quá bất ngờ, bà Hồng không tránh kịp và lĩnh trọn một viên gạch vào đầu gây thương tích nặng, chảy rất nhiều máu. Theo bà Hồng, sau khi ném bà vỡ đầu, hai người này vẫn tiếp tục đuổi theo bà để hành hung trước sự chứng kiến của lực lượng công an bảo vệ trụ sở Liên Hợp Quốc và Công an phường Trần Hưng Đạo.
Thấy hai người này vẫn cố tình truy đuổi, bà Hồng bỏ chạy thoát thân rồi bắt taxi về thẳng trụ sở Công an phường Trần Hưng Đạo cầu cứu và trình báo sự việc. Sau khi lấy lời khai của người bị hại, Công an phường Trần Hưng Đạo đã giới thiệu bà Hồng đến Bệnh viện Xanh Pôn sơ cứu và điều trị vết thương.
Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình e) Có tổ chức g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. 2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. |