Nghệ An:

"Cát tặc" lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

(Dân trí) - Vấn nạn “cát tặc” vẫn tồn tại như một sự thách thức đó là sự thực. Trong thời gian qua tỉnh Nghệ An đã có rất nhiều cuộc họp rồi bàn, nhiều đợt ra quân của lực lượng chức năng, nhiều văn bản xử phạt hành chính… nhưng tác dụng của nó thì như vẫn “muối đổ biển”. Đến bao giờ mới vấn nạn này mới được xử lý? Câu hỏi đó dường như chưa có câu trả lời.

 

Cát tặc lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để? - Ảnh 1.

Nhiều bãi tập kết cát không phép vẫn ngang nhiên hoạt động.

Thiếu trách nhiệm hay dung túng?

Trong nhiều năm qua, “cát tặc” đã gây sạt lở bờ sông, làm mất đất sản xuất, làm biến đổi dòng chảy… . Thực tế thì nhiều nơi ở các huyện: Hưng Nguyên, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thanh Chương... sông đã “nuốt chửng” hàng trăm ha đất sản xuất.

Để thanh minh cho việc “cát tặc” chưa được xử lý dứt điểm, các địa phương cho rằng: “Hoạt động khai thác cát sỏi “chui” diễn ra rất tinh vi và ngày càng phức tạp. Để hút được cát sỏi, ngoài sử dụng vệ sinh trợ giúp, các tàu thuyền khai thác thường chọn lúc đêm khuya, khai thác vào ngày nghỉ, ở những địa bàn giáp ranh nên rất khó khăn trong phát hiện và bắt giữ. Chưa kể, khi bị phát hiện nhiều trường hợp đã chống đối không cho lực lượng chức năng tiếp cận tàu, thuyền rồi bỏ chạy”.

Cát tặc lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để? - Ảnh 2.

Những đống cát cao hàng chục mét được tập kết ngay cạnh đất nông nghiệp của dân.

Trước thực trạng khai thác cát, sỏi trái phép như hiện nay là do nguyên nhân chủ quan sự thiếu quyết liệt, bao che, dung túng nhắm mắt làm ngơ của các chính quyền các địa phương?

Theo tổng hợp từ sở GTVT Nghệ An, đến nay, toàn tỉnh có 101/124 bến cát sỏi chưa được cấp phép hoạt động tự phát, manh mún. Con số khiến dư luận hoài nghi về năng lực, trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán cát, sỏi của các cấp chính quyền.

Dẫn chứng, hai công văn 4684 và 4685 ngày 23/6/2018 của chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phê bình chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn thực hiện chưa nghiêm túc công văn 2302 ngày 11/4/2018 trong việc chấn chỉnh tình trạng khai thác cát sỏi đã phần nào trả lời cho những câu hỏi trên.

Cát tặc lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để? - Ảnh 3.
Cát tặc lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để? - Ảnh 4.

Người dân phải sống trong cảnh lo sợ vì bờ sông Lam đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng.

Cụ thể tại công văn 2302, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Nam Đàn và UBND Hưng Nguyên “chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; lập biên bản đình chỉ hoạt động, giao trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm phải chấm dứt hoạt động do không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; tổ chức kiểm điểm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có liên quan trong việc để các bến đi vào hoạt động, tái hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa…”.

Rõ ràng, để tình trạng “cát tặc” lộng hành trong nhiều năm qua có sự lơi là, thiếu trách nhiệm, thiếu kiên quyết của các cán bộ địa phương sở tại và các ngành chức năng có liên quan.

Không bao giờ triệt để

 

Cát tặc lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để? - Ảnh 5.

Mặc dù các bãi tập kết này không có phép nhưng các cơ quan chức năng vẫn buông lỏng quản lý.

Có một thực tế, lợi nhuận từ khai thác cát, sỏi mang lại rất lớn khiến nhiều đối tượng bất chấp các quy định cấm, sẵn sàng vi phạm, sẵn sàng chống đối để có cát, sỏi.

Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ cát ngày càng lớn. Có lẽ vì thế mà các bến bãi tập kết, các điểm khai thác cát “chui” ngày càng nở rộ kéo theo số lượng người tham gia vào lĩnh vực này ngày càng đông.

Theo công văn số 2898 ngày 28/5/2018 của sở TNMT gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc “báo cáo kết quả xử lý vi phạm khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh”: Đến tháng 5/2018, đang có khoảng 1.000 người tham gia hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát sỏi.

Chỉ tính riêng trong năm 2017 và đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các ngành, các cấp đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm 2,89 tỷ đồng. Trong đó, số tiền xử phạt vi phạm trái phép hơn 2,1 tỷ đồng; số tiền ngành thuế xử phạt kinh doanh liên quan đến kinh doanh cát sỏi thực hiện không đúng chế độ sổ sách chứng từ là 740 triệu đồng.

Cát tặc lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để? - Ảnh 6.

Công việc mua, bán diễn ra bình thường.

Lực lượng Công an toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 620 vụ, 645 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh cát, sỏi; tạm giữ 3.568 m3 cát sỏi; 330 thuyền; 191 bộ máy nổ, guồng bơm, vòi hút cát và các tang vật khác dùng để bơm hút cát trái phép;khởi tố điều tra 01 vụ, 01 bị can về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”.

Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính và chuyển các cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền 609 vụ, 631 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,4 tỷ đồng; buộc hoàn thổ 3.568 m3 cát, sỏi; tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm làm thủ tục bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Đang lập hồ sơ xử lý 11 vụ, 14 đối tượng.

Nhìn vào con số xử phạt thì thấy rất “giật mình” và “choáng” trước nạn “cát tặc”. Song, cái văn cũ, điệp khúc ấy như chỉ là “hạt cát giữa sa mạc” và các địa phương tại Nghệ An vẫn “bó tay”, đầu hàng với cát tặc?.

Nhiều lãnh đạo địa phương nêu ý kiến: “Khó giải quyết vấn đề này và không xử lý dứt điểm được vì thiếu thẩm quyền. Cơ quan cấp dưới thì chờ ý kiến cấp trên còn cấp trên thì nói phải chờ ý kiến chỉ đạo”.

Còn nhiều chủ doanh nghiệp cát sỏi thì khóc rằng: “Chúng tôi không muốn làm sai, để mở một bến bãi đủ giấy phép hoạt động chúng tôi cũng đã “chạy” bạc tóc để làm thủ tục. Nhưng khi nào cấp trên mới cấp đủ giấy tờ cho chúng tôi? Tiền chúng tôi bỏ vào để làm kinh doanh là tiền đi vay ngân hàng đó”, một chủ doanh nghiệp than vãn.

Cát tặc lộng hành tại Nghệ An: Đến bao giờ mới xử lý triệt để? - Ảnh 7.


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm