Bài 6:

Cấp phép xây dựng cho dự án trốn ĐTM: Sở Xây dựng Bắc Giang có "hỏi xoáy đáp xoay"?

(Dân trí) - “Trước khi nói doanh nghiệp sai, vi phạm pháp luật phải nhìn nhận khách quan là vì có lỗi của cơ quan quản lý nhà nước, họ đã không làm tròn chức trách của nhà nước giao đã cố tình làm ngơ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Hậu quả nhà nước và nhân dân gánh chịu”, bạn đọc Dân trí chia sẻ quan điểm.

Liên quan đến việc hàng loạt dự án đã được thi công rầm rộ tại tỉnh Bắc Giang nhưng chưa hề được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nhưng điều khó hiểu là không những các dự án này “qua mặt” được cơ quan chức năng mà thậm chí còn được cấp phép xây dựng, trong khi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này lập tức có văn bản chỉ rõ sự vi phạm pháp luật thì Sở Xây dựng Bắc Giang lại cho rằng trong thành phần hồ sơ xin cấp GPXD không bắt buộc phải nộp báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Một câu hỏi lớn được người dân và bạn đọc Dân trí đặt ra là: “Cơ quan thanh tra đã và đang làm gì mà không phát hiện ra? Sao cứ để báo chí và dư luận phát hiện ra rồi mới vào cuộc?”.

Cấp phép xây dựng mà không cần biết luật?

Bạn đọc Mai Phương Dương đặt vấn đề: “Chưa có ĐTM mà đã triển khai xây dựng, đây có phải là câu chuyện con voi chui lọt lỗ kim không? Làm gì có chuyện các cơ quan chức năng không biết một dự án lớn như vậy chưa được cấp ĐTM? Phải chăng có điều khuất tất?”


Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương với quy mô 27ha chưa hề được phê duyệt ĐTM đã thi công tại huyện Hiệp Hòa.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương với quy mô 27ha chưa hề được phê duyệt ĐTM đã thi công tại huyện Hiệp Hòa.


Và một cây xăng khủng có dấu hiệu đấu nối ra Quốc lộ hình thành. Dự án này đã được Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang cấp phép khi chưa hề có ĐTM.

Và một cây xăng khủng có dấu hiệu đấu nối ra Quốc lộ hình thành. Dự án này đã được Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang cấp phép khi chưa hề có ĐTM.

Khẳng định Môi trường không phải trò đùa của doanh nghiệp, bạn đọc Đông Bích: “Người dân thiết nghĩ sự dễ dãi thái quá của địa phương là có vấn đề. Chính quyền cần nên kiểm tra sự coi thường luật pháp của nhà đầu tư này”, Tại sao lại cứ phải "chạy theo đuôi" nhà đầu tư. Môi trường thông thoáng kêu gọi nhà đầu tư không có nghĩa là cho họ xem thường luật pháp quốc gia”, bạn đọc Hạnh Từ đồng quan điểm.

Là một người dân Bắc Giang, bạn đọc levinhthanh chỉ ra sự việc: “Ở Yên Thế, Bắc giang quê tôi cây xăng của công ty TNHH Công Minh không biết ai duyệt và cấp phép, nó nằm chình ình ra ở ngã tư thị trấn Cầu Gồ gần BCHQS huyện Yên thế nơi dễ gây ra mất an toàn. Cảnh quan bình yên của thị trấn bị phá vỡ vì xe ra xe vào bất cứ thời gian nào. Thông thường cây xăng bố trí đầu các ngã đường vào thị trấn, thị xã, thành phố. Đề nghị trên có kế hoạch chuyển cây xăng ra khỏi khu dân cư”.

Bạn đọc Nguyễn Pha SiL cho rằng: "Trong khi đó, trả lời PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Đô - Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang cho biết sở này cấp giấy phép xây dựng cho các dự án mà không cần xét đến việc dự án đó có ĐTM hay chưa". Qua những vụ việc này cho thấy, hầu hết các dự án, các công trình phá hoại Môi Trường điều có sự cho phép của các cơ quan chức năng địa phương. Một nghịch lý hiện nay là giữa các Bộ, sở điều không có sự thống nhất về chủ trương”, bạn đọc Nguyễn Long cùng quan điểm khi cho rằng: “Trước khi nói doanh nghiệp sai, vi phạm pháp luật phải nhìn nhận khách quan là vì có lỗi và tội của cơ quan quản lý nhà nước, họ đã không làm tròn chức trách của nhà nước giao đã cố tình làm ngơ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Hậu quả nhà nước và nhân dân gánh chịu”.

Bạn đọc Tony Manh: “Thiết nghĩ về chung tổng thể: Thứ nhất, xây dựng phải nằm trong tổng thể quy hoạch, bản vẽ hệ thống công cộng trong tương lai (đường, điện, chợ, thoát nước,...). Việc này không ai ngoài Sở Xây dựng. Thứ 2, đánh giá được mức độ ĐMT theo cách nào khi mà tương lai không biết họ làm cái gì! Thứ 3, xã hội phát triển thì cũng nên có căn cứ, chứ việc này rõ là tiêu cực”; bạn đọc Tran Bac: “Cấp phép xây dựng mà không cần biết luật? Kém năng lực quá hay là "há miệng mắc quai" rồi ???”.

Bạn đọc Nguyễn Trọng Tuân: “Một việc đơn giản như 1+1=2 vậy mà Giám đốc Sở Xây dựng ko hề biết?”, bạn đọc Chuyên Trương Quang: “Lãnh đạo Sở Xây dựng không hiểu tí về luật xây dựng sai mà không sửa còn bao biện. Tôi làm dự án cái chợ mà cũng có ĐTM trong tổng dự toán”. “Hình như nghị định 18/2015/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG không được gửi tới sở xây dựng tỉnh Bắc Giang?”, bạn đọc Trương Sỏi.

Bạn đọc tran duc hung: “Nói tóm lại là nếu không có báo chí vào cuộc thì các cơ quan chức năng của ta vẫn bình chân như vại! Coi như không có chuyện gì xảy ra, từ chống tham nhũng, bạo hành trẻ em đến ô nhiễm môi trường... Đều do báo chí phanh phui, phản ánh. Nếu không có công luận thì "cuộc đời vẫn đẹp sao" trên các trang báo cáo! Quy trình nào chả đúng, nhưng đúng nhất vẫn là người dân sẽ phải gánh hậu quả”.

Sở TN&MT Bắc Giang chỉ rõ sự vi phạm pháp luật!

Ngay sau loạt bài điều tra của Báo Dân trí thông tin sự việc, ngày 27/10/2017, Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã có Công văn do ông Vũ Văn Tưởng - Phó giám đốc sở ký gửi các doanh nghiệp triển khi thi công dự án trốn ĐTM.

Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã viện dẫn Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ để khẳng định hành vi thi công xây dựng trốn ĐTM là vi phạm pháp luật.

Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã viện dẫn Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ để khẳng định hành vi thi công xây dựng trốn ĐTM là vi phạm pháp luật.

Theo đó, Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã viện dẫn Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ để khẳng định hành vi thi công xây dựng trốn ĐTM là vi phạm pháp luật.


Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã viện dẫn Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ để khẳng định hành vi thi công xây dựng trốn ĐTM là vi phạm pháp luật.

Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã viện dẫn Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ để khẳng định hành vi thi công xây dựng trốn ĐTM là vi phạm pháp luật.

Cụ thể, Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang khẳng định: Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, tại khoản 2 Điều 19 quy định việc đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án; Khoản 2 Điều 25 quy định: quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các dự án thuộc đối tượng phải quyết định chủ trương đầu tư; cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng; Điều 31 quy định chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Tại Điều 91, Điều 92 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị, công trình không theo tuyến ngoài đô thị: Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ…

Tại Điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng quy định: Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư; hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tờ trình thẩm định dự án theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II (trong mẫu số 01 có nội dung: Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)).

Cùng quan điểm với Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Nội Tinh Hoa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đã căn cứ Luật Xây dựng 2014 để phân tích thêm về quy định bắt buộc tuân thủ các yêu cầu về vấn đề môi trường với dự án.

Theo luật sư Lực, Luật Xây dựng quy định rõ tại Điều 91, Điều 92 về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị, công trình không theo tuyến ngoài đô thị: Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ…

Khoản 3 điều 91 Luật Xây dựng nêu rõ: Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

Khoản 5 điều 82 Luật Xây dựng quy định: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật khi thẩm định thiết kế xây dựng.

Khoản 6 điều 82 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng do mình thực hiện.

“Như vậy, việc tuân thủ các quy định về môi trường mà cụ thể ở đây là việc được phê duyệt ĐTM là yêu cầu bắt buộc để Sở Xây dựng cấp phép xây dựng cho dự án”, luật sư Lực bày tỏ quan điểm.

Anh Thế - Khả Vân