Bài 4:

Cận cảnh những công trình “khủng” vi phạm pháp luật đê điều của các “ông lớn” Ninh Bình!

(Dân trí) - Hàng loạt “ông lớn” tại Ninh Bình ngang nhiên xây dựng cảng khi mới chỉ có văn bản thỏa thuận của Bộ NN&PTNT, chưa được chính quyền địa phương cấp phép. Các doanh nghiệp này vi phạm nghiêm trọng pháp luật đê điều, vô tư hoạt động nhiều năm thách thức chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Như Dân trí đã phản ánh, thời gian gần đây tại Ninh Bình “nhức nhối” các vi phạm pháp luật về đê điều. Báo Dân trí vào cuộc điều tra và đã phản ánh nhiều sai phạm của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên địa bàn tỉnh này ngang nhiên vi phạm pháp luật đê điều. Hầu hết, các “ông lớn” tại Ninh Bình đều xây dựng cảng, bến bãi bốc xếp hàng, tập kết vật liệu xây dựng… khi chưa được UBND tỉnh Ninh Bình cấp phép.

Điều đáng nói, UBND tỉnh Ninh Bình đã 2 lần có văn bản chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố vào cuộc xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn, tuy nhiên đến nay sắp đến “hạn chót” (ngày 30/10/2017) nhưng tại nhiều địa phương, vi phạm của các “doanh nghiệp đại gia” vẫn chưa có gì chuyển biến.

Trong tổng số 94 vụ vi phạm pháp luật đê điều tại tỉnh Ninh Bình có tới 33 vụ là của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Trong đó, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tên tuổi ở Ninh Bình như: Tập đoàn Vissai Ninh Bình, Tập đoàn Thai Group (tên cũ là Công ty Cổ phần Xuân Thành), Tập đoàn Phúc Lộc, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Công ty TNHH Thiên Trường An, Công ty CP Xếp dỡ Ninh Bình, Nhà máy Đạm Ninh Bình…

Dưới đây là những công trình “khủng” vi phạm pháp luật đê điều của các “ông lớn” Ninh Bình nêu trên mà PV Dân trí sau nhiều ngày điều tra ghi lại được.

Tập đoàn Vissai Ninh Bình xây dựng 2 cảng lớn trên sông Đáy (đoạn qua thành phố Ninh Bình) và sông Hoàng Long (đoạn qua huyện Gia Viễn) đều dính vi phạm pháp luật đê điều. Cảng (ảnh trên) xây dựng tại phường Bích Đào khi mới có văn bản thoả thuận, chưa có quyết định cấp phép của UBND tỉnh Ninh Bình. Xây dựng một số hạng mục không có trong văn bản thỏa thuận của Bộ NN&PTNT; Xây nhà bảo vệ, đổ trụ bê tông, đặt vò công ten nơ lên bệ cọc lợp mái tôn làm nhà sinh hoạt vi phạm Luật Đê điều.
Tập đoàn Vissai Ninh Bình xây dựng 2 cảng lớn trên sông Đáy (đoạn qua thành phố Ninh Bình) và sông Hoàng Long (đoạn qua huyện Gia Viễn) đều "dính" vi phạm pháp luật đê điều. Cảng (ảnh trên) xây dựng tại phường Bích Đào khi mới có văn bản thoả thuận, chưa có quyết định cấp phép của UBND tỉnh Ninh Bình. Xây dựng một số hạng mục không có trong văn bản thỏa thuận của Bộ NN&PTNT; Xây nhà bảo vệ, đổ trụ bê tông, đặt vò công ten nơ lên bệ cọc lợp mái tôn làm nhà sinh hoạt vi phạm Luật Đê điều.
Cảng thứ 2 của Tập đoàn Vissai Ninh Bình là cảng của nhà máy xi măng The Vissai, xây dựng tại xã Gia Tân, huyện Gia Viễn (trên sông Hoàng Long). Cảng này xây dựng khi mới chỉ có văn bản thỏa thuận của Bộ NN&PTNT, chưa có quyết định cấp phép của UBND tỉnh Ninh Bình. Tại công trình vi phạm này, Nhà máy xi măng The Vissai còn xây dựng nhà trong hành lang bảo vệ đê điều và hành lang thoát lũ; xây dựng tường bao trong mái đê phía đồng.
Cảng thứ 2 của Tập đoàn Vissai Ninh Bình là cảng của nhà máy xi măng The Vissai, xây dựng tại xã Gia Tân, huyện Gia Viễn (trên sông Hoàng Long). Cảng này xây dựng khi mới chỉ có văn bản thỏa thuận của Bộ NN&PTNT, chưa có quyết định cấp phép của UBND tỉnh Ninh Bình. Tại công trình vi phạm này, Nhà máy xi măng The Vissai còn xây dựng nhà trong hành lang bảo vệ đê điều và hành lang thoát lũ; xây dựng tường bao trong mái đê phía đồng.
Tập đoàn Thai Group (Công ty CP Xuân Thành) cũng có vi phạm lớn tại xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình. Đơn vị này đã tập kết xi măng, cát; xây dựng công trình không có trong văn bản cho phép của UBND tỉnh Ninh Bình; xây nhà bảo vệ; đổ bê tông trạm cân sát mép ngoài mái đê phía sông.
Tập đoàn Thai Group (Công ty CP Xuân Thành) cũng có vi phạm lớn tại xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình. Đơn vị này đã tập kết xi măng, cát; xây dựng công trình không có trong văn bản cho phép của UBND tỉnh Ninh Bình; xây nhà bảo vệ; đổ bê tông trạm cân sát mép ngoài mái đê phía sông.
Những vi phạm nêu trên của Tập đoàn Thai Group từng bị cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình kiểm tra và lập biên bản vi phạm nhiều lần từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, hiện nay những vi phạm của đơn vị này vẫn chưa bị chính quyền thành phố Ninh Bình dẹp bỏ, gây nhức nhối trong dư luận. Doanh nghiệp thì ngang nhiên vi phạm còn chính quyền địa phương thì kêu khó vì không dám đụng vào ông lớn.
Những vi phạm nêu trên của Tập đoàn Thai Group từng bị cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình kiểm tra và lập biên bản vi phạm nhiều lần từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, hiện nay những vi phạm của đơn vị này vẫn chưa bị chính quyền thành phố Ninh Bình dẹp bỏ, gây nhức nhối trong dư luận. Doanh nghiệp thì ngang nhiên vi phạm còn chính quyền địa phương thì kêu khó vì không dám đụng vào "ông lớn".
Tập đoàn Phúc Lộc cũng dính nhiều sai phạm được UBND tỉnh Ninh Bình chỉ rõ. Cụ thể, tập đoàn này đã xây tường bao, xây chòi bát giác trong hành lang bảo vệ đê; Xây nhà điều hành, trạm cân, lắp đặt trạm cân trên mặt đê; San lấp tôn cao mặt bãi tại Cảng thủy quốc tế Phúc Lộc ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình.
Tập đoàn Phúc Lộc cũng "dính" nhiều sai phạm được UBND tỉnh Ninh Bình chỉ rõ. Cụ thể, tập đoàn này đã xây tường bao, xây chòi bát giác trong hành lang bảo vệ đê; Xây nhà điều hành, trạm cân, lắp đặt trạm cân trên mặt đê; San lấp tôn cao mặt bãi tại Cảng thủy quốc tế Phúc Lộc ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình.
Bên cạnh những vi phạm nêu trên, Tập đoàn Phúc Lộc còn có sai phạm như: Đào móng xây dựng trạm trộn bê tông; Xây nhà bao che thiết bị trên cầu cảng không đúng với quyết định cấp phép; Xây nhà 4 tầng trong hành lang bảo vệ đê (ảnh trên)...
Bên cạnh những vi phạm nêu trên, Tập đoàn Phúc Lộc còn có sai phạm như: Đào móng xây dựng trạm trộn bê tông; Xây nhà bao che thiết bị trên cầu cảng không đúng với quyết định cấp phép; Xây nhà 4 tầng trong hành lang bảo vệ đê (ảnh trên)...

Nhà bao che thiết bị cầu cảng (ảnh) Tập đoàn Phúc Lộc xây dựng không đúng với quyết định được cấp phép. Những vi phạm của tập đoàn này cũng bị kiểm tra lập biên bản nhiều lần. Cụ thể vào các ngày 19/12/2013, 24/1/2014, 9/3/2017… gần đây nhất là ngày 3/7/2017. Đến nay nhiều vi phạm của đơn vị này vẫn chưa bị chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng yêu cầu tháo dỡ, trả lại mặt bằng đúng theo pháp luật đê điều quy định.
Nhà bao che thiết bị cầu cảng (ảnh) Tập đoàn Phúc Lộc xây dựng không đúng với quyết định được cấp phép. Những vi phạm của tập đoàn này cũng bị kiểm tra lập biên bản nhiều lần. Cụ thể vào các ngày 19/12/2013, 24/1/2014, 9/3/2017… gần đây nhất là ngày 3/7/2017. Đến nay nhiều vi phạm của đơn vị này vẫn chưa bị chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng yêu cầu tháo dỡ, trả lại mặt bằng đúng theo pháp luật đê điều quy định.
Tại phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình, Công ty CP Chế tạo máy Ninh Bình cũng có những vi phạm nghiêm trọng pháp luật đê điều. Cụ thể, đơn vị này xây dựng cảng khi mới chỉ có văn bản thỏa thuận, chưa có quyết định cấp phép của UBND tỉnh Ninh Bình; San lấp, xây dựng một số hạng mục không đúng với văn bản thỏa thuận của Bộ NN&PTNT.
Tại phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình, Công ty CP Chế tạo máy Ninh Bình cũng có những vi phạm nghiêm trọng pháp luật đê điều. Cụ thể, đơn vị này xây dựng cảng khi mới chỉ có văn bản thỏa thuận, chưa có quyết định cấp phép của UBND tỉnh Ninh Bình; San lấp, xây dựng một số hạng mục không đúng với văn bản thỏa thuận của Bộ NN&PTNT.
Công ty CP Chế tạo máy Ninh Bình còn tự ý đổ bê tông làm trạm cân; dựng hàng rào; đổ bê tông làm đường ray cổng tại chân đê; lắp đặt 3 phễu xi lô rót hàng (ảnh); xây dựng nhà bảo vệ; dựng nhà khung thép di trộng trái quy định. Các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình cũng đã rất nhiều lần lập biên bản vi phạm của đơn vị này nhưng đến nay công trình sai phạm của công ty vẫn chưa bị yêu cầu tháo dỡ.
Công ty CP Chế tạo máy Ninh Bình còn tự ý đổ bê tông làm trạm cân; dựng hàng rào; đổ bê tông làm đường ray cổng tại chân đê; lắp đặt 3 phễu xi lô rót hàng (ảnh); xây dựng nhà bảo vệ; dựng nhà khung thép di trộng trái quy định. Các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình cũng đã rất nhiều lần lập biên bản vi phạm của đơn vị này nhưng đến nay công trình sai phạm của công ty vẫn chưa bị yêu cầu tháo dỡ.
Tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh (đê hữu sông Đáy), Công ty CP Đạm Ninh Bình cũng có nhiều vi phạm pháp luật đê điều. Cụ thể, đơn vị này đã xây dựng tường bao, xây dựng bể chứa téc dầu, xây dựng trạm cân trong hành lang bảo vệ đê điều; khoan cọc nhồi bê tông, xây tường bao, dựng cột, vì kèo sắt lợp mái tôn và chất vật liệu than quá cao vào giáp chân đê phía sông; xây rãnh thoát nước giáp chân đê phía sông.
Tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh (đê hữu sông Đáy), Công ty CP Đạm Ninh Bình cũng có nhiều vi phạm pháp luật đê điều. Cụ thể, đơn vị này đã xây dựng tường bao, xây dựng bể chứa téc dầu, xây dựng trạm cân trong hành lang bảo vệ đê điều; khoan cọc nhồi bê tông, xây tường bao, dựng cột, vì kèo sắt lợp mái tôn và chất vật liệu than quá cao vào giáp chân đê phía sông; xây rãnh thoát nước giáp chân đê phía sông.
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ, các vụ vi phạm pháp luật đê điều phức tạp phải xử lý xong trước ngày 30/10/2017. Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Dân trí, đến nay nhiều công trình khủng vi phạm pháp luật đê điều của các ông lớn tại Ninh Bình vẫn chưa bị xử lý.
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ, các vụ vi phạm pháp luật đê điều phức tạp phải xử lý xong trước ngày 30/10/2017. Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Dân trí, đến nay nhiều công trình "khủng" vi phạm pháp luật đê điều của các "ông lớn" tại Ninh Bình vẫn chưa bị xử lý.
Nhiều công trình khủng vi phạm luật vẫn tồn tại và ngang nhiên hoạt động. Mặc dù UBND tỉnh Ninh Bình nhiều lần có văn bản chỉ đạo cương quyết, nếu không xử lý được các vụ vi phạm người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nhưng các vụ vi phạm vẫn chưa bị xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận.
Nhiều công trình "khủng" vi phạm luật vẫn tồn tại và ngang nhiên hoạt động. Mặc dù UBND tỉnh Ninh Bình nhiều lần có văn bản chỉ đạo cương quyết, nếu không xử lý được các vụ vi phạm người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nhưng các vụ vi phạm vẫn chưa bị xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận.
Cận cảnh những công trình “khủng” vi phạm pháp luật đê điều của các “ông lớn” Ninh Bình! - 13
Cận cảnh những công trình “khủng” vi phạm pháp luật đê điều của các “ông lớn” Ninh Bình! - 14

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Thái Bá