Bình Định: Người đô thị mòn mỏi đợi đường bê tông

(Dân trí) - Dù là đô thị loại IV, nhưng một số hộ dân khối Phú Văn, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) bức xúc vì từ lâu phải đi đường đất lầy lội. Nhất là khi mùa mưa về, người dân phải “bì bỏm” lội vào nhà.

Bình Định: Người đô thị mòn mỏi đợi đường bê tông

Theo phản ánh của người dân khối Phú Văn (thị trấn Phú Phong), hiện nay thị trấn Phú Phong đã công nhận là đô thị loại IV, chương trình nông thôn mới đã hoàn thành, các xã, thôn, xóm hầu như đều có đường bê tông thông thoáng, sạch đẹp. Tuy nhiên, con đường khu trạm điện Gò Dừa thuộc khối Phú Văn nằm ngay đô thị Phú Phong (huyện Tây Sơn) tới nay vẫn là con đường đất rộng 1,5m, gây khó khăn cho việc đị lại cho nhân dân khi mùa mưa về, nhất là việc vận chuyển nông sản khi mùa vụ đến.

Thậm chí, nhà dân nằm trên con đường “thế kỷ” này xuống cấp cũng khó khăn trong vận chuyển vật liệu bằng thủ công để sữa chữa nhà cửa. Mặc dù, nhiều lần tiếp xúc cử tri người dân ý kiến lên thị trấn Phú Phong và UBND huyện Tây Sơn để xin xây dựng, mở rộng con đường này. Nhưng đều không được vì lý do khu vực này nằm trong quy hoạch khu sinh thái Bầu Bà Lặn.

Người dân đô thị loại 4 ở thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) đang mong một con đường bê tông để đi
Người dân đô thị loại 4 ở thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) đang mong một con đường bê tông để đi

“Mọi nơi đều có đường đẹp nhờ chương trình nông thôn mới của Chính phủ. Tại sao dân xóm tôi nằm trong lòng đô thị lại chịu cảnh đường quá hẹp, trơn trượt khi mùa mưa về. Không có đường thông thoáng, dân xóm tôi không thể phát triển kinh tế nâng cao đời sống được”, một người dân bức xúc.

Từ phản ánh của bạn đọc gửi đến báo Dân trí, chúng tôi tìm khối Phú Văn (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) để tìm hiểu sự việc. Theo ghi nhận, con đường đất rộng chừng 1,5m, có đoạn chỉ chừn 1m, một bên là nhà dân một bên là ruộng nhưng phần lớn đã bỏ hoang. Cũng theo ghi nhận, hiện nhiều con đường hẻm ở khu vực khối Phú Văn vẫn chưa được đổ bê tông.

Cụ Nguyễn Thị Chưng (81 tuổi, khối Phú Văn) cho biết: “Tôi lấy chồng về đây mấy chục năm vẫn con đường đất này, cực lắm nhưng quen rồi. Từ lâu nghe huyện chuẩn bị đường bê tông, thấy cán bộ đi đạc dân mừng lắm nhưng lâu rồi đường chẳng thấy làm. Giờ già cả rồi, chân yếu tay mềm chỉ mong có con đường bê tông đi lại thăm con cháu nhưng e khó thành hiện thực. Có khi tôi chết con đường này cũng chưa được làm. Tội cho các cháu nhỏ còn đi lại học hành, mùa màng bà con thu hoạch nông sản vận chuyển về nhà cũng khó khăn”.

Con đường đất ở khối Phú Văn (thị trấn Phú Phong) chưa thực hiện được vì nhiều lý do
Con đường đất ở khối Phú Văn (thị trấn Phú Phong) chưa thực hiện được vì nhiều lý do

Ông Trần Văn Tám (ở khối Phú Văn) cho biết: “Nếu nhà nước và nhân dân cùng làm thì chúng tôi sẵn sàng hiến đất. Bao năm đi con đường này khổ rồi, giờ muốn có con đường bê tông rộng rãi để bà con đi lại cho thuận tiện, con cháu đi lại học hành cho an toàn”.

Theo người dân ở khối Phú Văn phản ánh, do đường thấp ngang với mặt ruộng nên nước mỗi khi mưa lớn, nước ngập ngang đầu gối phải lội “bì bỏm” lội vào nhà. Khổ nhất khi mùa màng đến việc vận chuyển nông sản rất vất vả, phải vác từng bao lúa từ ngoài đường lớn vào nhà. Chưa nói đến việc các em nhỏ đi học cũng rất khó khăn, bị trượt ngã xuống đầm là bình thường.

Ông Nguyễn Xuân Quang, khối trưởng khối Phú Văn, kiêm đại biểu HĐND là người sâu sát và hiểu rõ hơn ai hết nỗi vất vả của người dân khu vực này. “Từ trước giải phóng, nguyên thủy con đường này là đường đất rất nhỏ chỉ trên 1 mét, một bên là nhà dân một bên là ruộng. Việc bà con bức xúc do đi lại khó khăn là đúng. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, bà con đều kiến nghị nhưng chưa được thực hiện vì khu vực này nằm trong quy hoạch phát triển của huyện sẽ xây dựng hồ sinh thái. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của huyện muốn xây dựng được thì phải đền bù, giải tỏa, trong khi đó ngân sách địa phương hạn hẹp”, ông Quang phân trần.

Việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn
Việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn

Để tìm hiểu rõ sự việc, chúng tôi hẹn làm việc với UBND huyện Tây Sơn nhưng được trả lời việc làm con đường này do thị trấn Phú Phong phụ trách.

Làm việc với UBND thị trấn Phú Phong, ông Nguyễn Thành Lập - cán bộ văn phòng UBND thị trấn Phú Phong cho biết, do lãnh đạo đã đi công tác hết nên sẽ thông báo cho lãnh đạo và sẽ trả lời thông tin cho báo chí sau.

Mặt đường thắp gần mang mặt ruộng nên về mùa mua nước gập ngang đầu gối khiến việc đi lại người dân gặp rất nhiều khó khăn
Mặt đường thắp gần mang mặt ruộng nên về mùa mua nước gập ngang đầu gối khiến việc đi lại người dân gặp rất nhiều khó khăn
Nhiều đoạn đường chỉ rộng hơn 1 mét nên việc vận chuyển nông sản, vật liệu của người dân gặp khó
Nhiều đoạn đường chỉ rộng hơn 1 mét nên việc vận chuyển nông sản, vật liệu của người dân gặp khó
Một số hộ đầu đường chính thì mặt đường còn cao hơn nên thuận tiện hơn đôi chút
Một số hộ đầu đường chính thì mặt đường còn cao hơn nên thuận tiện hơn đôi chút
Bình Định: Người đô thị mòn mỏi đợi đường bê tông - 7
Dù là đô thị loại IV nhưng, nhiều đoạn hẻm ở khu vực khối Phú Văn chưa được làm đường bê tông, đường thì hẹp
Dù là đô thị loại IV nhưng, nhiều đoạn hẻm ở khu vực khối Phú Văn chưa được làm đường bê tông, đường thì hẹp

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Doãn Công

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm