3 phút cùng luật sư:

Bịa đặt và lan truyền tin giả về Covid-19: Trò "nghịch dại" trước pháp luật

Nguyễn Quang Thư Quỳnh

(Dân trí) - Hành vi bịa đặt và lan truyền tin giả khiến nhiều người hoang mang và hiểu sai lệch về tình hình dịch bệnh hiện tại là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Những ngày qua, trong bối cảnh ai nấy đều lo lắng khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại trên mạng xã hội bắt đầu tràn lan rất nhiều tin tức giả. Những tin tức giả này khiến nhiều người hoang mang và hiểu sai lệch về tình hình dịch bệnh hiện tại.

Dưới góc nhìn của pháp luật, hành vi lan truyền thông tin giả sẽ bị xử lý thế nào? Mời bạn đọc gặp gỡ luật sư Nguyễn Đức Hoàng, đến từ văn phòng luật Phan Law Vietnam để cùng tìm hiểu.

Người loan tin giả về dịch bệnh lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Thưa luật sư, việc bịa đặt và lan truyền tin giả sẽ bị xử phạt thế nào theo quy định của pháp luật?

L.s Nguyễn Đức Hoàng: Hành vi bịa đặt và lan truyền tin giả khiến nhiều người hoang mang và hiểu sai lệch về tình hình dịch bệnh hiện tại có thể vi phạm điểm a, khoản 1 và khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về "hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19".

Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật".

Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.

Bịa đặt và lan truyền tin giả về Covid-19: Trò nghịch dại trước pháp luật - 1
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng trao đổi cùng PV Dân Trí

Trong trường hợp người dùng mạng xã hội đọc được 1 thông tin giả, tin đó là sự thật và thực hiện việc chia sẻ, lan truyền thông tin đó đến nhiều người khác thì có bị xem là vi phạm pháp luật không thưa luật sư? Nếu có thì khung hình phạt cụ thể là gì?

L.s Nguyễn Đức Hoàng: Đối với người dùng mạng xã hội đọc được 1 thông tin giả, tin đó là sự thật sau đó chia sẻ, lan truyền thông tin đó đến nhiều người khác cũng là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tôi đã đề cập ở trên.

Mức phạt đối với hành vi này từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật".

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm