Bạn đọc “mổ xẻ” nguyên nhân sập nhịp dẫn cầu Thanh Trì

Tôi là một kỹ sư tư vấn xây dựng, hiện đã có 15 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn xây dựng công trình giao thông. Mấy ngày nay, tôi theo dõi sự kiện này và có một vài ý kiến: <B>Nguyễn Thành (20/4/2010 9:39:00 AM)</B>.

1. Ý kiến cá nhân tôi đồng tình với nhận định về nguyên nhân đổ dầm do Nhà thầu đã chống dầm không chắc chắn. Và nếu các cơ quan chuyên môn khẳng định đúng nguyên nhân này thì thật đáng tiếc cho Nhà thầu.

2. Tôi theo dõi các ý kiến nhận định, trong diễn đàn và trên báo chí, truyền hình, có một vài ý kiến cho rằng có vấn đề về chất lượng hay rút ruột:

Thứ nhất: Về chất lượng. Tôi được biết Dự án này đã được Chủ thuê Tư vấn nước ngoài (Nhật Bản?). Tôi cũng đã được tham gia nhiều Dự án có Tư vấn nước ngoài thì thấy rằng, việc kiểm soát chất lượng được họ thực hiện tuần tự trong từng giai đoạn thi công, ngay cả với từng chi tiết cấu kiện. Vấn đề là phương thức quản lý theo cách phòng ngừa, loại bỏ sản phẩm ngay trong quá trình chế tạo nếu không đảm bảo điều kiện nghiệm thu, Nhà thầu sẽ khó có cơ hội gian dối về mặt chất lượng ở đây.

Thứ hai: Về vấn đề rút ruột. Đây là điều đáng đau lòng nhất mà những người làm kỹ thuật xây dựng chúng tôi phải gánh chịu tai tiếng. Không ai phủ nhận là ở đâu đó, trong khoảng thời gian nào đó có không có chuyện này, nhất là với cơ chế quản lý đầu tư còn nặng tính Xin-Cho mà kéo theo nó là những gì ai cũng biết. Tuy nhiên, nếu là người có học, sẽ không ai dại gì đi rút ruột những chi tiết công trình quan trọng như cái dầm cầu, lại ở cái công trình to tướng nằm giữa Hà Nội. Cho nên, đặt câu hỏi nghi vấn là vấn đề bình thường và là quyền của người viết, nhưng đặt vào thời điểm, cách viết đôi khi làm sự việc trở nên rối hơn và nhất là gây tâm lý hoang mang hơn.

Các bạn hãy nhìn qua cửa kính, HN, TPHCM... có hàng bao nhiêu công trình xây dựng đang ngày đêm thi công, nếu cứ nghi nghi hoặc hoặc thiếu căn cứ thì cuộc sống của chúng ta - những người sẽ sử dụng các công trình ấy thật nặng nề không cần thiết!

 

Hà Diệp (20/4/2010 1:16:00 AM): Các dầm cầu này thiết kế chịu lực theo hướng nhất định, nên khi bị xô khỏi vị trí - ở đây là lật ngang ra - thì chúng mất khả năng chịu lực nên gãy, vỡ . Có thể tưởng tượng như cây gỗ nếu chẻ dọc thớ bạn chẻ được nhưng nếu chẻ ngang thớ thì rất khó. Kết cấu dầm nếu dựng lên thì chịu lực tốt nhưng nếu nằm ngang ra thì mới yếu, còn các dầm cầu cùng sập do cái này xô vào cái kia theo hiệu ứng dây chuyền.

Ở đây không nên lo ngại về chất lượng dầm cầu bởi nếu do chất lượng kém thì không có chuyện chỉ ở một nhịp có dầm bị gẫy, và nếu dầm gẫy do chịu lực yếu thì sẽ chỉ có 1 vài dầm gãy chứ không phải là cả 4 dầm này cùng gãy. Vấn đề vẫn liên quan đến thanh gia cố để giữ dầm cầu đứng đúng vị trí trên các mố cầu. Việc kiểm tra chất lượng dầm cầu là không nên bỏ qua nhưng không nên lo ngại chất lượng dầm cầu    

 

Phạm Minh Tiến (19/4/2010 11:26:00 PM): Là một kĩ sư cầu đường, qua các thông tin, hình ảnh báo chí thì tôi thấy đây thực sự là một tai nạn. Một tai nạn mà 99% nguyên nhân là do đơn vị thi công chống đỡ dầm bằng các cây chống qua sơ sài, quá chủ quan. Về chất lượng dầm theo tôi không có vấn đề gì vì dầm được đúc sẵn, đủ cường độ và đạt yêu cầu mới vận chuyển lên đây.

Chỉ cần có kiến thức về cầu đường một chút sẽ thấy dầm được thiết kế chịu lực theo phương thẳng đứng. Hơn nữa còn có cáp dự ứng lực nên khi bị rơi như vậy, biến dạng ngang lớn sẽ làm lệch trọng tâm cáp dự ứng lực, góp phần làm dầm lập tức bị gãy ngang. Một ví dụ đơn giản, bạn không thể bẻ một cây thước dẹp theo chiều thẳng đứng nhưng dễ dàng bẻ gãy nó khi bẻ theo phương ngang.

Hãy để các cơ quan chức năng có kết luận chính xác. Tôi rất không đồng ý nhiều người cứ nghe “sập, đổ” là lại quy cho tội rút ruột công trình. Xin đừng vơ đũa cả nắm. Hiện nay kiếm lợi bằng việc ăn bớt là của những kẻ kém hiểu biết, là hạ sách.

Hãy công bằng và có tư duy hơn!

 

Nguyễn Đức Thịnh 19/4/2010 10:56:00 PM: Mình hiện đang là sinh viên khoa cầu đường, theo mình biết thì có rất nhiều nguyên nhân làm dầm bê tông cốt thép gãy thành nhiều đoạn như trong ảnh. Như do chế tạo không đảm bảo, do lỗi khi thi công, do tải trọng gió xô ngang...

Khi xét những nguyên nhân trên thì mình nghiêng về những lỗi sau hơn là vì những dầm bê tông cốt thép như trên thường đã được đúc sẵn trong nhà máy nên rất đảm bảo ngoài ra nếu nhịp quá lớn thì có thể đúc tại chỗ nhưng cũng được kiểm tra nghiêm ngặt, còn về những nguyên nhân còn lại theo mình biết thì lại là những nguyên nhân chính khi có sự cố như trên.

Các bạn thấy những cái dầm thì rất to và nặng, khi chế tạo người ta thiết kế để dầm làm việc theo phương chính nên chiều thẳng đứng nó khá là cao, nhưng vì thế cũng dễ mất ổn định nếu không neo lắp cẩn thận thì chỉ cần một lực xô ngang rất nhẹ là xảy ra sự cố ngay. Nói đơn giản như cái thước kẻ bạn để nó nằm theo phương đứng thì rất khó đúng không chỉ cần thổi nhẹ là nó đã đổ ngang ra rồi. Thân! 

 

Dung (4/19/2010 10:47:00 PM): Tôi cũng là một kỹ sư giám sát thi công nên tôi có ý kiến như sau:

 

Kinh phí cho giải pháp (Biện pháp thi công) thi công là rất lớn, bạn nào từng làm bài thầu thì biết ngay. Biện pháp thi công hoành tráng, vật tư dùng cho biện pháp thi công tốt nhất kinh phí cho riêng phần này là rất lớn nhưng không chủ đầu tư nào giám cắt đi vì rất nhiều lý do khác nhau.Nhưng khi thi công thì thôi rồi không biết đơn vị thi công sử dụng được bao nhiêu phần trăm vào việc này. Còn lại bao nhiêu phần trăm vào đâu??? Nhiều khi dưới công trường tôi cũng muốn làm sao cho thật an toàn khi thi công vì đó cũng là bảo vệ chính mình nhưng tôi bị cho là lãng phí không biết tiết kiệm, thêm vào đó là một loạt những lời mắng mỏ của chủ nhiệm công trình là có biết rằng còn phải chi phí rất nhiều không hả... Buồn quá ngành xây dựng ơi. 

 

Nguyen Van Muoi  (19/4/2010 9:36:00 PM): Tôi là một Kỹ sư cầu hầm, đã thi công rất nhiều CT cầu lớn nhỏ. Tôi khẳng định khi thi công bất kỳ một dầm Dự ứng lực nào thì cả người TC lẫn TVGS hiện trường đều tuân thủ quy trình thi công rất nghiêm ngặt. Dầm bị gãy ở cầu này là BTCT dự ứng lực kéo sau. Khi BT được khoảng 3 ngày đạt cường độ 93% mác thiết kế trở lên là người ta tiến hành căng kéo cáp tạo ứng suất trước (mô men ngược với mô men chịu tải trong khai thác) tương đương với ứng suất tính toán chịu tải của dầm trong giai đoạn khai thác. Vì vậy nếu là lỗi thi công, kỹ thuật hoặc không tuân thủ đúng quy trình thì thường là dầm sẽ gãy ngay từ khi căng kéo cáp DƯL để tạo ứng suất trước.

Theo tôi nghĩ lỗi ở đây là do các thanh chống tạm ở hai phía dầm và mối hàn liên kết ngang giữa các dầm. Nhưng tôi có một lưu ý của riêng mình là các nhà chức năng hãy kiểm tra kỹ độ phẳng ngang của đáy các đầu dầm và của các mặt gối cầu vì có thể từ đó sinh ra dầm bị ghiêng. Cũng không loại trừ có tác động của lực bên ngoài.

Cuối cùng tôi vẫn khẳng định phiến dầm bị gãy không phải do sai sót trong quá trình thi công.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm