1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Sập một nhịp dẫn cầu Thanh Trì

(Dân trí) - Khoảng 12h trưa 18/4, những người dân tại khu vực Linh Đàm (Hà Nội) hoảng hốt lao ra đường sau khi nghe thấy một tiếng động rất lớn. Ra ngoài, họ bàng hoàng chứng kiến một nhịp cầu cạn Pháp Vân (cầu dẫn lên cầu Thanh Trì) gãy gập, đổ xuống, bụi bay mù mịt.

12h30, khi phóng viên Dân trí có mặt tại hiện trường, phần nhịp dẫn cầu Thanh Trì bị sập lúc này đang mù mịt bụi, hàng chục cán bộ công trường đang đứng xung quanh những thanh dầm bê tông đã bị gãy. Tuy nhiên, khi thoáng thấy phóng viên giơ máy ảnh, một số người tự xưng là bảo vệ công trường lao tới, dùng nhiều lời lẽ thô tục và hành động ngang ngược để ngăn cản phóng viên tác nghiệp.

Anh Ngô Xuân Tuyến (Phòng 1310, CT4A2, Bắc Linh Đàm) kể lại: khi sự cố xảy ra, anh đang đứng ở ban công, vừa quay lưng lại thì anh nghe tiếng “rầm” rất lớn. Xuống hiện trường, anh Tuyến thấy 4 thanh dầm rơi xuống, trong đó có 1 dầm không gãy nhưng nhiều vết nứt, một dầm gãy làm đôi, hai dầm còn lại gãy làm 3 và 4 khúc, cốt thép lòi ra, xoắn và đứt gãy.
 

Sập một nhịp dẫn cầu Thanh Trì - 1

Hiện trường vụ sập đoạn nối nhịp dẫn cầu (Ảnh: CTV)
 
Anh Nguyễn Công Hùng, một nhân chứng khác cho hay, khoảng 12h trưa, anh và người nhà đột nhiên nghe tiếng động rất lớn từ phía ngoài đường. Cùng lúc, nhiều âm thanh la hét hỗn loạn vang lên. Chạy ra tới đường, anh Hùng thấy hàng trăm người dân đang nháo nhác chạy về phía công trình thi công nhịp dẫn cầu Thanh Trì.
 
“Tôi cảm giác rất bàng hoàng, không có một tác động gì mà tự nhiên cầu sập xuống, có anh ở tầng 9 tưởng là động đất nên chạy ra ngoài, sau đó phát hiện là sập cầu”, chị Trần Lan Hương - Phòng 1410 - CT 4A2 Khu đô thị Bắc Linh Đàm lo lắng chia sẻ với PV Dân trí.
Thông tin ban đầu cho biết, rất may cầu sập trong giờ nghỉ trưa nên không có thiệt hại về người.

Đến 14h, khu vực hiện trường vụ sập cầu đã được công nhân dùng bạt che chắn kỹ, các lối dẫn vào hiện trường đều bị phong tỏa.

Sập một nhịp dẫn cầu Thanh Trì - 2

Ảnh: CTV

Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Công - Chánh văn phòng Bộ GTVT cho hay, hiện Bộ đang kết hợp cùng Ban quản lý Thăng Long tiến hành xác minh và xử lý vụ việc.

Trước đó, cuối năm 2009, cơ quan chức năng đã phát hiện hiện tượng lún, nứt rải rác trên mặt cầu cũng như đường dẫn lên cầu Thanh Trì.
 
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án bảy cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Toàn tuyến có 5 nút giao thông lập thể tại Pháp Vân, đường Nguyễn Tam Trinh, đường Lĩnh Nam, đê Gia Lâm và quốc lộ 5. Cầu có tổng chiều dài 12,8km, tổng mức đầu tư cho cầu này là 5.700 tỉ đồng, sử dụng vốn vay ODA.

 

Cầu nối với đoạn phía nam vành đai 3 tạo thành tuyến quan trọng của thủ đô Hà Nội.

Phúc Hưng - Như Quỳnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm