Bài 58 vụ 194 phố Huế: Trịnh Ngọc Chung sẽ phải đối diện với mức án nào?

(Dân trí) - "Bị truy tố theo khoản 3 Điều 296 Bộ luật Hình sự với hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, Trịnh Ngọc Chung sẽ đối diện với mức án tù từ năm năm đến mười năm”, luật sư Phan Thị Lam Hồng phân tích.

Cách đây vừa đúng ba năm, vào ngày 07/7/2011, nguyên Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung đã cố ý làm trái bất chấp các quy định của pháp luật, chỉ đạo lực lượng hàng trăm người đến tiến hành cưỡng chế nhà đất 194 Phố Huế trị giá hàng chục tỷ đồng để thi hành án đối với khoản vay 5 tỷ đồng, khi mà căn cứ để thi hành án là Ţản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã không còn. Việc làm của Trịnh Ngọc Chung thể hiện sự thách thức pháp luật, gây đau khổ và mất mát cho tất cả những người già, trẻ, lớn, bé trong gia đình nhà 194 Phố Huế, khiến cho dư luận vô cùng phẫn nộ.

Đến nay, TAND TP Hà Nội đã chính thức ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, theo đó bị cáo Trịnh Ngọc Chung sẽ phải đứng trước vành móng ngựa vào ngày 07/7/2014. Vậy để trả giá cŨo những hành vi phạm tội rất nghiêm trọng của mình, Trịnh Ngọc Chung sẽ phải đối diện với mức án như thế nào đây?

Để làm rõ hơn những quy định pháp luật đã quy định liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP ňà Nội), dưới góc độ pháp lý.

<įp>

Luật s
Luật sư Phan Thị Lam ňồng: Trịnh Ngọc Chung sẽ đối diện với mức án tù từ năm năm đến mười năm.

Thưa luật sư Phan Thị Lam Hồng, trong hàng loạt những hành vi vi phạm pháp luật của Trịnh Ngọc Chung, đâu là hành vi nghiêm trọng nhất dẫn đến việc bị cáo đã bị truy tố theo quy định tại Khoản 3 Điều 296 BLHS?

Luật sư Lam Hồng: Theo hồ sơ vụ án thì bị cáo Trịnh Ngọc Chung đã ban hành Quyết định số 07/QĐTHŁ ngày 28/6/2011 để tiến hành cưỡng chế giao nhà 194 Phố Huế khi không còn căn cứ để thi hành án nữš, bởi Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM đã bị VKSNDTC Kháng nghị Giám đốc thẩm và đã bị TANDTC tuyên hủy, nghĩa là đã không còn hiệu lực pháp luật.

Ngày 04/9/2009, Viện trưởng VKSNDTC đã ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 29/QĐ-KNGĐT-V12 đối với Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM, trong đó nêu rõ: “Tạm đình chỉ thi hành quyᶿt định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội chờ kết quả giám đốc thẩm”<ųpan style="font-size:12.0pt;line-height:115%">. Ngày 21/12/2010, TANDTC đã có Quyết định giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT xử hᷧy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội. Và theo quy định tại Điều 70 Luật THADS năm 2008 thì một trong những căn cứ cưỡng chế thi hành án Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Vì thế, khi Quyết định 143/QĐST-KDTM đã bị tuyên hủy thì theo qŵy định tại điểm d, Khoản 1 Điều 50 Luật này:

“1. Thủ trưng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau đây:

d) Bản án, quyết định b᷋ hủy một phần hoặc toàn bộ

Và việc THA sẽ phải được thực hiện theo phán quyết của bản án, quyết định có Ũiệu lực tiếp theo, điều này được quy định cụ thể tại Điều 136 Luật Thi hành án dân sự: Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lựţ pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới”.

Do vậy trong trường hợp này Trịnh Ngọc Chung phải ban hành Quyết định đình chỉ vụ án cho đến khi có một bản án mới hoặc một quyếŴ định mới có hiệu lực pháp luật thì mới được tiếp tục triển khai THA theo nội dung bản án, quyết định có hiệu lựHồ sơ vụ án thể hiện ngày 14/4/2011, Trịnh Ngọc Chung đã ra Quyết định đình chỉ THA số ij2/33/QĐ-THA, đình chỉ việc trả tiền cho Ngân hàng công thương Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy và đình chỉ thu án phíĠtheo Quyết định 143/QĐST-KDTM đã bị TANDTC tuyên hủy.

Công luận đang chờ một bản án nghiêm minh với bị cáo Trịnh Ngọc Chung của TAND TP Hà Nội.
Công luận đang chờ một bản án nghiêm minh với bị cáo Trịnh Ngọc Chung của TAND TP Hà Nội.

Thế nhưng, trong khi TAND TP Hà Nội đangĠthụ lý giải quyết lại vụ án thì ngày 28/6/2011, Trịnh Ngọc Chung đã bất ngờ ký Quyết định cưỡng chế giao nhà số İ7/QĐTHA và Thông báo cưỡng chế số 93 với nội dung giao một phần nhà 194 Phố Huế cho người mua trúng tài sản đấu giá. Và ngày 07/7/2011, Trịnh Ngọc Chung đã tiến hành tổ chức cưỡng chế giao nhà 194 Phố Huế cho ông Đặng Văn Thoán, quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi cưỡng chế THA, trong khi căn cứ để thực hiện hành vi này đã không còn do Quyết định số 143/QĐST-KDTM đã bị tuyên hủy. Vì thế, đủ căn cứ để kết luận Quyết đ᷋nh số 07/QĐTHA nói trên là trái pháp luật và toàn bộ hành vi Ra quyết định trái pháp luật của Trịnh Ngọc Chung cần được xử phạt nghiêm khắc trước pháp luật để đảm bảo Ŵính công minh, thượng tôn của pháp luật Việt Nam.

Thưa luật sư, đối với hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung được quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự thì hậu quả có phải là dấu hiệu bắt buộc không?

Luật sư Lam Hồng: ļ/b>Tội danh được quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự là tội dšnh có cấu thành vật chất, vì thế dấu hiệu “gây hậu quả” là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội danh này.

ļspan style="font-size:12.0pt;line-height:115%; color:#222222">Khoản 1 Điều 296 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điềŵ tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Nếu như hành vi ra quyết định trái pháp luật chưa gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hay cá nhân thì chưa cấu thành tội phạm này, và tùy vào một số trường hợp thļspan style="font-size:12.0pt;line-height:115%">ì chỉ có thể bị xử lý theo hình thức xử phạt hành chính.

Theo hồ sơ vụ án, hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung đã gây hậu quả rất lớn về nhiều mặt: xâm hại trực tiếŰ đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan đia Nhà nước, Ċquyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nưc và cho gia đình 194 Phố Huế; gây tổn thất về tinh thần rất lớn cho gia đình 19Ĵ Phố Huế; gây bất bình và mất niềm tin sâu sắc trong quần chúng nhân dân về sự hoạt động nghiêm minh, đúng đắn của các cơ quan nhà nước.

Cáo trạng số 18/VKSTC-V1A ban hành ngày 08/7/2013 đã kết luận: “Thiệt hại do quyết định cưỡng chế giao Ůhà gây nên đối với gia đình ông Hoàng Ngọc Minh (bao gồm chi phí cưỡng chế, thiệt hại do bị mất thu nhập từ việc cho thuê nhà 194 Phố Huế, tiền thuê nhà cho các thành viên trong gia đình...) là 6.696.053.000 đồng”. Còn tính đến thời điểm hiện nay, theo như gia đình 194 Phố Huế cung cấp thì tổng số thiệt hại đã lên đến trên 10 tỷ đồng.

Theo Khoản 3 Điều 296 thì “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm”. Như vậy, hậu quả gây thiệt hại còn là căn cứ để định khung cho tội danh này. Chính vì việc gây ra thiệt hại rất lớn của vụ án này,ĠTrịnh Ngọc Chung đã bị VKSNDTC truy tố theo Khoản 3 của Điều này.

Vậy thưa luật<ũ> sư, trước những hành vi phạm tội của mình, bị cáo Trịnh Ngọc Chung sẽ có nguy cơ đối diện với mức án tù như thế nào?

Luật sư Lam Hồng: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 296 Bộ luật Hình sự thì với hành vi “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt ļspan style="font-size:12.0pt;line-height:115%;color:#222222">nghiêm trọng” như cáo trạng đã nêu, bị cáo sẽ “bị phạt tù từ năm năm đến mười năm”. Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều này thì bị cáo Trịnh Ngọc Chung “còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.

Trong vụ án này, tôi không hề thấy có bất cứ căn cứ nào để có thể áp dụng tǬnh tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Bởi cho đến nay, kể từ khi thực hiện hành vi phạm tội của mình đã tròn ba năm nhưng bị cáo Trịnh Ngọc Chung vẫn không hề có động thái tích cực để ngăn ngừa, giảm bớt tác hại do hành vi phạm tội của mình đối với gia đình 194 Phố Huế; chưa hề khắc phục hậu quả; phạm tội gây thiệt hại đặc biệŴ nghiêm trọng; lại phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng; khi phạm tội hoàn toàn do bị cáo chủ động thực hiện hành vi chứ không do ai đe dọa, cưỡng ép bị cáo; <ųpan lang="VI" style="font-size:12.0pt;line-height:115%; color:#222222;mso-ansi-language:VI">bị cáo không tự thú dù trước đó VKSNDTC đã khởi tố vụ án – với một khoảng thời gian từ thángĠ11 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012 là một khoảng thời gian đủ dài để bị cáo tự giác thực hiện điều này; không thành khẩn khai báo; không có động thái tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra; không có tình tiết lập công chuộc tội... nên không thể được hưởng t tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự cũng như không thể áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự trong việc lượng hình đối với Ţị cáo được.

Xin cảm ơn luật sư!

Trước sự bức xúc của công luận và quan điểm luận tội đanh thép của VKSND Tối cao, sau gần 1 năm thụ lý hồ sơ vụ việc, ngày 17/6/2014, TAND TP Hà Nội đã chính thức ra Quyết định số 267/QĐXX-HSST chốt lịch đưa vụ án 194 phố Huế ra xét xử. Theo đó, vụ ǡn nghiêm trọng này sẽ được xét xử công khai&nŢsp;vào 8h30 ngày 7/7/2014. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong 2 ngày 7-8/7/2014.

Liên quan đến vụ án 194 phố Huế, gia đình 194 Phố Huế khiếu nại, tố cáo Cục THA dân sự TP Hà Nội cố ý làm trái trong việc tự ý xử lý số tiền bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, không tuân theo các quy định pháp luật cũngĠnhư bản án có hiệu lực của Tòa án, ông Phạm Ngọc Minh - Phó trưởng phòng nghiệpĠvụ và tổ chức thi hành án (Cục THA TP Hà Nội), đồng thời là chấp hành viên trực tiếp thụ lý sự việc cho biết chính bà Phùng Thị Thu Hiền, thủ quỹ Cục Thi hành án đã tự ý đem 5 tỷ đồng của bà Hồng trả cho phía ngân hàng.


Hiện nay, toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế, sau khi trừ đi nghĩa vụ pŨải thực hiện với ngân hàng còn lại là 23.857.968.126 đồng (Hai mươi ba tỷ, tám trăm năm mươi bảy triệu, chín trăm, sáu mươi tám nghìn, một trăm hai mươi sáu đồng). Theo xác nhận của chấp hành viên Phạm Ngọc Minh: Ngoài 5 tỷ đồng do thủ quỹ tự lý lấy trả cho Ngân hàng mà không hề thông báo cũng như không hề có sự đồng ý của bà Hồng; số tiền còn lại hiện đang được gửi tại ngân hàng bằng sổ tiết kiệm mang tên ţhấp hành viên Phạm Ngọc Minh theo sự chỉ đạo của Cục trưởng Lê Quang Tiến.

Luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TPĠHà Nội) khẳng định: việc làm của Cục THA dân sự TP Hà Nội trong vấn đề xử l

Phía gia đình 194 Phố Huế cho biết dù nhiều lần gửi đơn thư đến Cục THA dân sự TP Hà Nội nhưng họ chưa hề một lần nhận được trả lời từ phía Cục trong suốt hơn một năm qua.

Về quan điểm chỉ đạo giải quyết vụ 194 phố Huế, trả lời PV Dân trí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định chỉ đạo cơ quan tư pháp xử lý nghiêm, khách quan, đúng luật.

 Dân trí&Ůbsp;sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn tiến vụ việc.

Anh Thế