Hà Nội:
Bài 54: "Trả hồ sơ vụ 194 phố Huế, TAND TP Hà Nội vi phạm tố tụng nghiêm trọng"
(Dân trí) - "Trong vụ 194 Phố Huế, kể từ khi VKSND Tối cao truy tố Trịnh Ngọc Chung và TAND TP Hà Nội thụ lý hồ sơ vụ án đến nay đã hơn 10 tháng. Vì vậy, việc Thẩm phán trả hồ sơ là vi phạm tố tụng nghiêm trọng", luật sư Trương Quốc Hòe khẳng định.
Ngày 8/7/2013, sau 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã chính thức có cáo trạng số 18/VKSNDTC-V1A truy tố ra trước TAND TP. Hà Nội để xét xử bị can Trịnh Ngọc Chung, (sinh năm 1959, hộ khẩu thường trú tại số nhà 37, ngõ Hậu Khuông, pɨường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội “Ra Quyết định trái pháp luật”.
Kể từ đó đến nay, công luận đang chờ đợi một bản án nghiêm minh của TAND TP Hà Nội. Thế nhưng, gần 1 năm trôi qua, vụ án vẫn chưa được đưa ra xét ɸử.
Ngày 26/3/2Ȱ14, TAND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/HSST-QĐ do thẩm phán Ngô Tiến Phong ký trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ 194 phố Huế cho VKSND TP Hà Nội vì cho rằng cần điều tra bổ sung thêm các chứng cứ mới mà tại phiên tòa không thể bổ sung được.
Tuy nhiên, VKSɎD Tối cao khẳng định: Các nội dung yêu cầu điều tra bổ sung của TAND TP Hà Nội đã được thể hiện trong hồ sơ vụ án. Mặt khác, các nội dung trên không thuộc các trường hợp được trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TɔLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 của VKSND Tối cao, Bộ Công an, TAND Tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật TTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao (Vụ 1A) giữ nɧuyên quan điểm truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung theo khoản 3 điều 296 BLHS về tội "Ra quyết định trái pháp luật" và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến TAND TP Hà Nội để xét xử theo thẩm quyền.
Qua sự việc này, để làm rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề Trả hồ sơ ȑể điều tra bổ sung trong một vụ án hình sự, chúng tôi đã có buổi làm việc với luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng VPLS Interla (Đoàn Luật sư TP Hà Nộ) dưới góc độ pháp lý.
Thưa luật sư Trương Quốc Hòe, tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, ai có thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung và thời gian ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung được quy định như thế nào? Với cụ thể vụ án 194 phố Huế, thời hạn TAND TP Hà Nội được trả ɨồ sơ điều tra bổ sung như thế nào theo quy định pháp luật?
Luật sư Trương Quốc Hòe: Theo quy
định tại Khoản 2 Điều 39 BLTTHS thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa
có quyền ra Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
“2. Trong thời hạn ba mươɩ ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm
ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm
trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ
vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên t˲a phải ra một trong những quyết
định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị ɸét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cɨo Viện kiểm sát cùng cấp”.
Vấn đề này cũng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/08/2010 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an và Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung “Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 2 Điều 176 của BLTTHS”.
Trong vụ án 194 Phố Huế này, kể từ thời điểm VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố Trịnh Ngọc Chung vào ngày 08/7/2013 và TAND TP Hà Nội tiếp nhận và thụ lý hồ sơ vụ án đến nay đã được hơn 10 tháng. Vì vậy, đếnȠthời điểm này, việc Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì sẽ là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về tố tụng hình sự tại Điều 176 nêu trên.
Theo Khoản 2 Điều 121 BLTTHS và Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC thì “Thời hạn điều tra bổ sung do Tòa án trả hồ sơ không quá một tháng tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đến khi Cơ quan điều tra có bản kết luận điều tra bổ sung”.
Luật sư có thể cho biết những trường hợp được phép trả hồ sơ để điều tra bổ sung?
Luật sư Trương Quốc Hòe: Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án từ cơ quan công tố, Thẩm phán chủ tọa là người có thẩm quyền ban hành Quyết định Trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu có căn cứ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS thì sẽ bao gồm những trường hợp sau:
“a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung ɴại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu
điều tra bổ sung”
Cũng theo Khoản 3, Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC
thì: “Điều kiện để trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ quan trọng đối
với vụ án:
b) Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ ˡn được hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà xét thấy không thể bổ sung tại phiên tòa được;
c) Không trả hồ sơ nếu là chứng cứ quan trọng nhưng nếu thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được.
Bên cạnh đó, Điều 7 của Thông tư này cũng nêu rõ:
“2. Sau khi nhận được hồ sʡ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cɨo Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo hướng dẫn tại các điều 1, 3 và 4 Thông tư này thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển ɬại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTHS...
4. Nếu kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án; ɮếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử”.
Nếu như cố tình ra Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ, khiến cho thời gian xét xử bị kéo dài cũng như ảnh hưởng xấu đến dư luận quần chúng thì trách nhiệm của thẩm phán được pháp luật quy định như thế nào?
Luật sư Trương Quốc Hòe: Không phải trường hợp nào cũng có thể tùy tiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung được. Khoản 2 Điều 5 Th˴ng tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC cũng đã giới hạn: “Để không trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, Viện kiểm sát, Tòa án phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án để phát hiện các trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung và phải kịp thời ra quyết định, không được để hết thời hạn quyết định truy tố hoặc hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.
Điều 10 của Thông tư số 01/2010/TTLT-VɋSNDTC-BCA-TANDTC cũng quy định về sự phối hợp chặt chẽ giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử nhằm hạn chế tối đa việc Trả hồ sơ để điều tra bổ sung một cách không cần thiết, gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức, cụ thể như sau:
“1. Trong thời hạn ɣhuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng, có vi phạm thủ tục tố tụng, bị can phạm vào tội khác hoặc có đồng phạm khác, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án.
2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủȠđộng phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung được, thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ suɮg”
Do vậy, đốiȠvới những trường hợp cố tình trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng không có căn cứ pháp lý, pháp luật cũng có những quy định về trách nhiệm của Thẩm phán. Cụ thể, Khoản 4 Điều 39 Bộ luật TTHS đã quy định: “Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ɶề những hành vi và quyết định của mình”
Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC thì nếu thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử trong trường hợp quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ pháp luật và Viện kɩểm sát có văn bản giữ nguyên quyết định truy tố, sau đó Tòa án xét xử vụ án như đề nghị của Viện kiểm sát, thì lãnh đạo Tòa án sẽ phải tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm cụ thể của từng người tiến hành tố tụng có liên quan đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và có biện pháp khắc phục.
Tuy nhiên, theo tôi, việc mất niềm tin của quần chúng nhân dân vẫn là chế tài nghiêm khắc và sâu sắc nhất. Khi các cơ quan thực thi pháp luật đã khởi tố, truy tố một kẻ thựɣ hiện những hành vi phạm tội, thì công luận đang dõi theo sự kiện này sẽ đặt niềm tin rất lớn vào người “cầm cân nảy mực” thước đo công lý: Tòa án. Do vậy, việc thẩm phán chủ tọa lại có Quyết định trả hồ để điều tra bổ sung không có căn cứ theo quy định pháp luật, thậm chí trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung đối với tất cả những vấn đề đã được làm rõ trong hồ sơ vụ án, thì cũng chỉ là một sự kéo dài thời gian một cách đáng tiếc gây tốn kém tiền của, thời gian của nhà nước, ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với công bằng xã hội. Đây là một hành vi cần bị kiểm điểm, xử lý thậm chí cần phải lên án một cách nghiêm túc và nghiêm khắc.<ȯp>
Xin cảm ơn luật sư!
Lɩên quan đến vụ án 194 phố Huế, gia đình 194 Phố Huế khiếu nại, tố cáo Cục THA dân sự TP Hà Nội cố ý làm trái trong việc tự ý xử lý số tiền bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, không tuân theo các quy định pháp luật cũng như bản án có hiệu lực của Tòa án, ông PhạmȠNgọc Minh - Phó trưởng phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án (Cục THA TP Hà Nộɩ), đồng thời là chấp hành viên trực tiếp thụ lý sự việc cho biết chính bà Phùng Thị Thu Hiền, thủ quỹ Cục Thi hành án đã tự ý đem 5 tỷ đồng của bà Hồng trả cho phía ngân hàng. ȼparam name="allowscriptaccess" value="always"> Hiện nay, toàn bộ số tiền thu được từ việc bˡn đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế, sau khi trừ đi nghĩa vụ phải thực hiện với ngân hàng còn lại là 23.857.968.126 đồng (Hai mươi ba tỷ, tám trăm năm mươi bảy triệu, chín trăm, sáu mươi tám nghìn, một trăm hai mươi sáu đồng). Theo xác nhận của chấp hành viên Phạm Ngọc Minh: Ngoài 5 tỷ đồng do thủ quỹ tự lý lấy trả cho Ngân hàng mà không hề thông báo cũng như không hề có sự đồng ý của bà Hồng; số tiền còn lại hiện đang được gửi tại ngân hàng bằng sổ tiết kiệm mang tên chấp hành viên Phạm Ngọc Minh theo sự chỉ đạo của Cục trưởng Lê Quang Tiến. Luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) khẳng định: việc làm của Cục THA dân sự TP Hà Nội trong vấn đề xử lý số tiền bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế hoàn toàn không tuân theo quy định của pháp luật. Phía gia đình 194 Phố Huế cho biết dù nhiều lần gửi đơn thư đến Cục THA dân sự TP Hà Nội nhưng họ chưa hề một lần nhận được trả lời từ ɰhía Cục trong suốt hơn một năm qua. |
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.