Bài 2: "Công ty CP cung ứng xuất nhập khẩu Hàng không đã phạm luật"

(Dân trí) - Báo Dân trí đã thông tin về vụ việc Công ty CP cung ứng xuất nhập khẩu Hàng không thua kiện do Hợp đồng hợp tác đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến việc thanh toán bằng ngoại tệ. Luật sư Phan Thị Lam Hồng đã có những phân tích sự việc dưới góc độ pháp lý.

Liên quan đến nhận định tại Bản án sơ thẩm số 08/2014/KDTM-ST ngày 14/8/2014 của TAND quận Long Biên về việc Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính số 01/2010/HTĐTTC được ký kết giữa Công ty cổ phần cung ứng xuất nhập khẩu lao động Hàng không (Công ty Hàng không) với ông Vũ Hải Phong là vô hiệu do vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến việc thanh toán bằng ngoại tệ, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) dưới góc độ pháp lý.

Thưa luật sư Lam Hồng, xin luật sư cho biết quan điểm về nhận định tại Bản án số 08/2014/KDTM-ST: “việc lập hợp đồng thỏa thuận bằng ngoại hối là đã vi phạm pháp luật, không cần phụ thuộc vào việc hợp đồng này đã thực hiện hay chưa, thực hiện như thế nào. Trong hợp đồng trên các đương sự đã thỏa thuận với nhau về việc hợp tác đầu tư tài chính và hưởng lợi bằng tiền đô la Mỹ (USD) như vậy là vi phạm điều 122 Bộ luật dân sự".

Luật s
Luật sư Phan Thị Lam Hồng:  "Công ty CP cung ứng xuất nhập khẩu Hàng không đã phạm luật".

Luật sư Lam Hồng: Theo quan điểm của tôi thì nhận định trên là hoàn toàn chính xác, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Trong vụ án này, khi hai bên kí kết Hợp đồng hợp tác đầu tư đã thỏa thuận đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ - tiền đô la Mỹ. Tại Điều 1 của Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính các bên thỏa thuận như sau: “... Sau khi tìm hiểu đơn hàng, Bên B đồng ý bằng nguồn tài chính hợp pháp của mình đầu tư với Bên A để đặt cọc bảo lãnh cho hợp đồng đối tác nước ngoài với số tiền là 300.000 USD (Ba trăm nghìn đô la Mỹ) cho đơn hàng tuyển dụng 200 lao động Việt Nam đi làm việc tại ISRAEL, theo Hợp đồng cung ứng lao động số 01/ALS-GLOB/2009 kí kết giữa Công ty Alsimexco với Công ty Global Horizons Canada”.

Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng về sau, các bên cũng không có ký kết bất cứ một văn bản nào thỏa thuận về việc khi thực hiện hợp đồng thì sẽ quy đổi sang tiền Việt Nam. Theo trình bày của ông Phong thì sau khi kí kết Hợp đồng, do không có sẵn tiền đô la Mỹ nên ông Phong đã chuyển cho Công ty hàng không số tiền hơn 5.7 tỷ đồng, tương đương 300.000 USD, và việc này là do ông Phong tự quy đổi theo tỉ giá đô la Mỹ tại thời đim đó chứ không phải do Hợp đồng Hợp tác đu tư có phương án quy đổi.

Rõ ràng đây là một điều khoản hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, bởi theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định hạn chế việc sử dụng ngoại hối thì: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của ngưi cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủớng Chính phủ cho phép.”

Mặt khác, Công ty hàng không không có chức năng hot động về đu tư tài chính nên không được phép thực hiện các giao dịch liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Điều 29 Nghị đnh 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo  của ngưi cư trú, ngưi không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau:

1.  Các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối;

12. Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận.”

Và theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Nghị định này thì “cung ứng dịch vụ ngoại hối” được hiểu như sau: “Cung ứng dịch vụ ngoại hối là việc tổ chức tín dụng và tổ chức khác cung ứng các dịch vụ có liên quan đến hoạt động ngoại hối đ đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Như vy, căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số 0100108399 do Sở kế hoạch đu tư thành phố Hà Nội cấp lần thứ 13 vào ngày 28/11/2013 và tình hình hoạt động thực tế của Công ty hàng không thì Công ty này không thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị đnh 160/2006/NĐ-CP nên không được phép cung ứng dịch vụ về ngoại hối, do vậy Hợp đồng hợp tác đu tư tài chính này hoàn toàn vi phạm các quy định pháp luật về sử dụng đồng thanh toán là ngoại tệ.

Hợp tác đầu tư phạm luật, Công ty CP cung ứng và xuất nhật khẩu Hàng không thua kiện.
Hợp tác đầu tư phạm luật, Công ty CP cung ứng và xuất nhật khẩu Hàng không thua kiện.
Hợp tác đầu tư phạm luật, Công ty CP cung ứng và xuất nhật khẩu Hàng không thua kiện.

Thưa lut sư, việc Hợp đồng cung ứng lao động giữa Công ty Hàng không với đối tác là Công ty Global Horizons Canada không thực hiện được có vai trò như thế nào đối với quyền - nghĩa vụ giữa Công ty Hàng không và ông Vũ Hải Phong theo Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính số 01/2010/HTĐTTC?

Luật sư Lam Hồng: Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính số 01/2010/HTĐTTC ngày 10/8/2010 giữa ông Phong và Công ty Hàng không vô hiệu do vi phạm các quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên. Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự 2005 thì:“Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”, do vậy hai bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005, không phụ thuộc vào việc Hợp đồng giữa Công ty Hàng không với phía công ty Global Horizons Canada có được triển khai thực hiện hay không. Công ty Hàng không không thể viện lý do chưa thu hồi được tiền từ phía công ty Global Horizons Canada để trì hoãn việc trả lại tiền cho ông Vũ Hải Phong được.

Tuy nhiên nếu bàn rộng hơn về nội dung trong Hợp đồng thì khi Hợp đồng giữa Công ty Hàng không với công ty Global Horizons Canada không thực hiện được đã càng làm rõ hơn nghĩa vụ phải hoàn trả lại tiền của Công ty Hàng không, bởi trong Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính quy định ông Phong có trách nhiệm góp vốn tương đương 300.000 USD đ đặt cọc bảo lãnh hợp đng cho đi tác nước ngoài là Công ty Global Horizons Canada trong một đơn hàng tuyển dụng 200 lao động Việt Nam đi làm việc tại ISRAEL, mỗi lao đng đưc đưa ra nước ngoài ông Phong đưc hưởng 1.000 USD, nếu người lao động phải trở vềớc không do lỗi của họ thì ông Phong phải trả lại số phí đã nhận. Ngoài ra Hợp đồng không hề quy định trách nhiệm nào khác của ông Phong.

Tuy nhiên, hợp đồng cung ứng lao động giữa Công ty hàng không và Công ty Global Horizons Canada đã không thực hiện được do Tổng giám đốc của Công ty Global Horizons Canada vi phạm pháp luật Mỹ và bị bắt giam. Công ty hàng không đã khởi kiện Global Horizons ra Tòa án tối cao Canada và Tòa án Canada đã ra phán quyết buộc Công ty Global Horizons Canada phải trả lại Công ty hàng không 307.377 CAD tương đương 300.000 USD. Vụ án này công ty Hàng không đã tham gia với tư cách nguyên đơn và không đưa ông Phong vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, Tòa án tối cao Canada đã xét xử và tuyên bố Công ty Hàng không được nhận toàn bộ số tiền trên chứ không phải là ông Phong được nhận. Vậy không có căn cứ nào để Công ty Hàng không trì hoãn việc trả lại tiền cho ông Phong.

Vậy thưa lut sư, có cần thiết phải đưa Công ty Global Horizons Canada vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để giải quyết triệt để vấn đề của vụ án không?

Luật sư Lam Hồng: Theo quan điểm của tôi thì hoàn toàn không cần đưa Công ty Global Horizons Canada vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này, bởi lẽ tòa án tối cao Canada đã tuyên bản án đã có hiệu lực pháp luật buộc công ty Global Horizons phải trả tiền cho công ty Hàng không và toàn bộ phần xét xử vụ án này, công ty Hàng Không cũng không yêu cầu Tòa án tối cao Canada đưa ông Phong vào người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trên thực tế từ trước đến nay ông Phong không hề tham gia kí kết tay ba bất cứ một hợp đồng hay văn bản nào với Công ty Global Horizons và Công ty hàng không nên việc triệu tập Công ty Global Horizons là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này là không có căn cứ. Đó là chúng ta còn chưa nói đến một vấn đề đặc biệt quan trọng trong vụ án này là Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính nói trên đã vô hiệu thì các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận mà không phụ thuộc vào bất cứ dữ kiện nào khác nữa. Vì vậy, bản án sơ thẩm đã căn cứ vào các quy định của pháp luật buộc Công ty Hàng không phải trả lại số tiền hơn 5,7 tỷ đồng cho ông Vũ Hải Phong là hoàn toàn đúng đắn.

Xin cảm ơn lut sư!

Anh Thế